Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân và một số cách phòng tránh

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản phụ gia... nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Người bị ngộ độc thực phẩm thường có biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa tiêu chảy chóng mặt sốt đau bụng Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi

Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng độc tố vi nấm ). Theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển.

Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt trứngsữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.

Một số đối tượng thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc

 - Ăn thịt gỏi hay thịt chưa chín kỹ.

 - Ăn cá và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ.

 - Ăn các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ

 - Ăn các món gỏi

 - Ăn một số loại rau sống như cải bruxen, đậu.

 - uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn.

 - Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.

An toàn thực phẩm phòng tránh ngộ độc thức ăn

An toàn thực phẩm phòng tránh ngộ độc thức ăn

Một số cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Bảo quản thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh, ướp muối...) hoặc đã chế biến (đậy, đằn, hâm, ướp lạnh...) đến quá trình giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống cho đến các biện pháp phòng ngừa khi ăn ở ngoài. Trong đó phương châm cần lưu ý là ăn chín, uống sôi, ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ. 

Dưới đây là một số cách phòng tránh trong chữa trị ngộ độc thực phẩm

 - Chọn thực phẩm tươi sống

 - Bảo quản kỹ các thực phẩm chưa chế biến

 - Làm chín thức ăn ở nhiệt độ thích hợp

 - Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật