Cua đồng và những sai lầm cần tránh khi ăn cua đồng

Tìm hiểu về cua đồng

Cua đồng hay còn gọi là điền giải (danh pháp khoa học: Somanniathelphusa sinensis) phân bố rộng ở vùng nước ngọt từ đồng bằng trung du, miền núi. Là động vật sống ở tầng đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu. Thịt cua đồng ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong, có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc. Gạch cua có nhiều cholesterol cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines

Tại Việt Nam, thuật ngữ này thường dùng để chỉ chung cho những loài cua nước ngọt sống trong môi trường đồng ruộng và thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne-Edwards thuộc họ Parathelphusidae.

Cua đồng còn gọi là điền giải

Cua đồng còn gọi là điền giải

Những sai lầm cần tránh khi ăn cua đồng

Không nấu canh từ cua chết

Rất nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu. Tuy nhiên, cách làm này lại chứa nhiều hiểm họa không lường mà nhiều người không ngờ tới. Bởi vì khi làm cua, nhiều người bán hàng đã tiếc rẻ nên không loại bỏ những con cua chết. Trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng nôn mửa thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.

Bạn nên tự tay chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua cái mới ngon vì cua cái chắc thịt hơn cua đực. Cua ngon là cua cái to khoảng ngón chân cái. Khi làm phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi. Bạn không được chọn con cua cái đang đẻ và con cua quá non vì cua non nước sẽ bị hoi.

Không nên nấu canh từ cua chết

Không nên nấu canh từ cua chết

Không ăn cua sống

Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng thực ra điều này rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”.

Nang trùng loại trùng hút máu ký sinh trong phổi, dẫn tới ho khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật thậm chí gây bại liệt. Nếu nó xâm nhập vào các khí quan như Mắt thận gan tim tủy sống … còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn. Một nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ là phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn.

Không ăn đi ăn lại

Các bà nội trợ cần lưu ý, khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.

Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua

Cua rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu hứng lợm giọng, nôn ói đau bụng, tiêu chảy... Chú ý: trong và sau khi ăn canh cua khoảng 1 tiếng, bạn không nên uống nước trà. Vì khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.

Tránh ăn cua gần thời gian ăn quả hồng

Tránh ăn cua gần thời gian ăn quả hồng

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật