Suy buồng trứng sớm và một số thông tin về bệnh cần biết

Một nghiên cứu bệnh chứng cho thấy, nguy cơ bệnh lý mạch vành và nguy cơ gãy xương do loãng xương ở phụ nữ suy buồng trứng sớm tăng lần lượt gấp 7 lần và 3,6 lần so với phụ nữ cùng tuổi có buồng trứng còn hoạt động.

Ngoài ra, nguy cơ tử vong vì bệnh lý cũng tăng gấp 2 lần ở nhóm phụ nữ suy buồng trứng sớm.

Suy buồng trứng sớm (premature ovarian failure - POF) là thuật ngữ thường được dùng để mô tả các trường hợp các hoạt động nội tiết/ ngoại tiết của buồng trứng ngưng hoàn toàn trước tuổi 40. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy có 5 - 10% trường hợp suy buồng trứng sớm có thể có thai và sinh con tự nhiên; do đó, thuật ngữ “thiểu năng hoạt động buồng trứng” (primary ovarian insufficiency - POI) được Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (National Institudes of Health - NIH) khuyến cáo sử dụng. Theo đó, một phụ nữ POI sẽ không phải là người mãn kinh tự nhiên mà có thể được xem là một trường hợp có buồng trứng giảm dự trữ.

POI xảy ra với tần suất ghi nhận vào khoảng 1% ở phụ nữ tuổi 40 và làm gia tăng nguy cơ một số bệnh lý.

Tư vấn một phụ nữ POI

Thông thường, khi nhận được chẩn đoán POI, bệnh nhânthường không được chuẩn bị về tâm lý. Do đó, kỹ năng tư vấn các tiếp cận bệnh nhân để thông báo của bác sĩ cần được chú trọng. Bên cạnh đó, người bác sĩ cần nắm bắt được nhu cầu của bệnh nhân như đang mong con hay chỉ muốn có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng… Tuy nhiên, nhu cầu của từng cá thể mà có cách tiếp cận thích hợp. Các nguy cơ bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài cũng cần được thảo luận.

Đối với những trường hợp chưa có nhu cầu điều trị vô sinh bệnh nhân nên được hẹn tái khám định kỳ 1 năm/lần để phát hiện các bệnh lý (nếu có) trong giai đoạn sớm. Các ích lợi và nguy cơ của sử dụng nội tiết thay thế cũng như các lưu ý trong chế độ sinh hoạt thường ngày nên cần được đề cập và thống nhất với bệnh nhân.

Khi nhận được chẩn đoán POI, bệnh nhân thường không được chuẩn bị về tâm lý

Khi nhận được chẩn đoán POI, bệnh nhân thường không được chuẩn bị về tâm lý

Do đó, kỹ năng tư vấn các tiếp cận bệnh nhân để thông báo của bác sĩ cần được chú trọng

Sử dụng hoóc-môn thay thế

Nhiều năm trước đây, khi kết quả nghiên cứu WHI được công bố, thuật ngữ “liệu pháp hoóc-môn thay thế” (hormone replacement therapy - HRT) được rút ngắn thành “liệu pháp hoóc-môn” (hormone therapy) để nhấn mạnh quan điểm rằng việc sử dụng hoóc-môn ở phụ nữ mãn kinh không phải là bắt buộc như trong một số bệnh lý hoóc-môn khác như suy tuyến giáp

Tuy nhiên, việc sử dụng hoóc-môn thay thế (HRT) là một phần không thể thiếu trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho những phụ nữ được chẩn đoán POI. Điều này được các Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ (The North American Menopause Society - NAMS), Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medicine - ASRM) khuyến cáo một cách mạnh mẽ.

Mục tiêu của sử dụng HRT trên phụ nữ POI là thay thế lượng estradiol đáng lẽ buồng trứng phải sản xuất mỗi ngày cho đến khi người phụ nữ đó đến giai đoạn mãn kinh tự nhiên. Như vậy, HRT sử dụng cho POI nhằm mục đích giảm thiểu các triệu chứng mãn kinh trong giai đoạn trước mắt và bảo vệ người  phụ nữ khỏi một số nguy cơ bệnh lý về tim mạch và loãng xương về lâu dài. Đây là điểm khác biệt mấu chốt so với liệu pháp hoóc-môn, chỉ dùng để điều trị  các triệu chứng gây ra của tình trạng mãn kinh. Do đó liều HRT sử dụng ở phụ nữ POI có thể phải cao hơn.

Nồng độ estradiol trong máu một phụ nữ bình thường dao động quanh 100pg/mL. Estradiol với liều 100µg/ngày qua da hay đường âm đạo thường được khuyến cáo lựa chọn đầu tay. Cũng có thể sử dụng estradiol đường uống, tuy nhiên, có thể làm tăng nguy cơ thuyên tắc do huyết khối so với đường dùng qua da Estradiol cần được sử dụng với progestin trong 10 -12 ngày/tháng để bảo vệ người phụ nữ khỏi nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung Một điều lưu ý là các loại thuốc ngừa thai kết hợp không được khuyến cáo lựa chọn đầu tay vì hàm lượng estrogen cao hơn cần thiết và có liên quan đến gia tăng nguy cơ thuyên tắc ối do huyết khối.

Việc sử dụng hoóc-môn thay thế là một phần không thể thiếu trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho những phụ nữ được chẩn đoán POI  

Các dữ liệu hiện nay về liệu pháp hoóc-môn trên phụ nữ mãn kinh cho thấy lợi ích vượt trội nguy cơ nếu sử dụng cho phụ nữ dưới 65 tuổi và hay mãn kinh trong vòng 10 năm. Do đó, việc sử dụng HRT cho phụ nữ POI (mãn kinh sớm dưới 40 tuổi) là vấn đề không cần bàn cãi. Thời gian được khuyến cáo là ít nhất cho đến tuổi mãn kinh tự nhiên  (quanh 50 tuổi). Khi đó, việc tiếp tục sử dụng hay không sẽ được cân nhắc dựa trên đánh giá các nguy cơ và lợi ích tại thời điểm đó.

Tầm soát nguy cơ một số bệnh lý

Các nghiên cứu cho thấy tốc độ hủy xương tăng ở giai đoạn quanh mãn kinh và đặc biệt tăng mạnh trong 3 - 4 năm đầu sau mãn kinh. Vấn đề loãng xương ở phụ nữ POI càng nghiêm trọng hơn vì bên cạnh sự gia tăng hủy xương,  việc gián đoạn hoạt động buồng trứng sớm cũng ảnh hưởng đến khối lượng đỉnh của xương (PBM). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sử dụng HRT có thể giúp hạn chế hay làm chậm lại quá trình loãng xương. Trong trường hợp BMD tiếp tục giảm sau 1 năm điều trị HRT, bổ sung androgen có thể được xem xét.

Nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ, vì lý do nào đó, nếu bị mất nguồn oestrogen nội sinh sớm, sẽ tăng nguy cơ tử vong vì bệnh lý tim mạch. Do đó, các phụ nữ POI cần được theo dõi và tầm soát các bệnhtim mạch định kỳ. Một số tác giả khuyến cáo nên kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi năm và các bilan lipid máu mỗi năm. Một điểm cần lưu ý là hiện nay, chưa có dữ liệu nào cho thấy những phụ nữ POI có sử dụng HRT tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.

Bên cạnh việc tăng nguy cơ loãng xương và bệnh lý tim mạch các phụ nữ POI còn đối mặt với những rối loạn hoạt động hoóc-môn khác, ngoài buồng trứng Khoảng 20% trường hợp POI sẽ có tình trạng suy giáp thường gặp nhất là bệnh lý Hashimoto. Do đó, cần kiểm tra chức năng tuyến giáp mỗi 1 - 2 năm. Ngoài ra, phụ nữ POI cũng có nguy cơ diễn tiến của bệnh lý suy tuyến thượng thận với tần suất khoảng 50% trường hợp. Vì vậy, cần kiểm tra bởi bác sĩ hoóc-môn mỗi năm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật