Điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết cách điều trị và phòng ngừa chứng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai.

Các biểu hiện của chứng tăng huyết áp

Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp tuy nhiên nếu thai phụ chú ý quan sát sức khỏe của bản thân có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng khó chịu nhức đầu thấy ù ù trong tai, hoa mắt chóng mặt nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng.

Khi xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24.

Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp (Ảnh minh họa: Internet)

Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp (Ảnh minh họa: Internet)

Điều trị và phòng ngừa

Khi mang thai người phụ nữ cần phải khám thai thường kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai.

Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (tăng huyết áp mạn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp Tăng huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai.

Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp protein niệu phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.

Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên lúc mang thai biết được tình trạng huyết áp của mình trước khi có thai.

Tăng huyết áp trong thời kì mang thai là báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra phải được sự can thiệp tốt nhất của bác sĩ nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật