Bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ - Một số vấn đề mà các mẹ tuyệt đối không được bỏ qua

Bệnh chàm sữa là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh Cũng như bệnh chàm thông thường bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không hiểu rõ về bệnh và không biết cách chăm sóc thì bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ rất dễ dẫn đến những biến chứng về sau.

Bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ

Bệnh chàm sữa (hay nhiều nơi còn gọi là bệnh lác sữa) là một căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là bé từ 2 tháng tới 6 tháng tuổi Đây chính là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng.

Bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ hay còn gọi là bệnh lác sữa

Bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ hay còn gọi là bệnh lác sữa

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ

Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm sữa vẫn chưa được đưa ra. Tuy nhiên, ở những gia đình mà bố mẹ có tiền sử với các bệnh dị ứng như viêm da dị ứng viêm mũi dị ứng hen suyễn thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa càng cao. Trẻ có thể lây bệnh từ nấm mốc bọ chét, lông động vật như chó, mèo hay từ thức ăn dễ gây dị ứng

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm sữa

Đây là một bệnh ngoài da nên biểu hiện hầu hết đều thể hiện ra bên ngoài, chính vì vậy, cha mẹ có thể nhận biết bệnh bằng cách quan sát bằng Mắt thường, cụ thể:

+ Khi mắc bệnh, vùng da của trẻ thường xuất hiện mụn nước nhỏ li ti hoặc các mảng đỏ hồng, sau đó đóng vảy khô và tróc da.

+ Khi có biểu hiện bệnh, trẻ thường cảm thấy khó chịu, khóc quấy, ngủ không ngon giấc, hay gãi, trẻ đang ở độ tuổi bú mẹ sẽ bú kém hơn những trẻ không mắc bệnh.

Biểu hiện ở da bé là những mụn nước nhỏ li ti

Biểu hiện ở da bé là những mụn nước nhỏ li ti

Cách chăm sóc bé khi bị bệnh chàm sữa

Về cơ bản, bệnh này sẽ dần thuyên giảm và tự khỏi sau khi trẻ 4 tuổi. Tuy nhiên nếu sau độ tuổi đó mà trẻ không tự khỏi thì bệnh sẽ tiến triển thành chàm thể tạng.

Khi trẻ bị bệnh chàm sữa, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

+ Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng sữa, hải sản, mỡ động vật nội tạng động vật hay đồ lên men. Nếu trẻ đang bú mẹ thì người mẹ cũng cần lưu ý thực phẩm ăn hàng ngày.

+ Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo hoặc các loài động vật có lông. Tốt nhất trong giai đoạn đang nuôi con nhỏ thì không nên nuôi động vật trong nhà.

+ Vệ sinh sạch sẽ làn da cho bé, nhất là da tại khu vực bị chàm luôn được khô thoáng. Thay tã lót cho bé thường xuyên, tốt nhất là ngay sau khi trẻ đi vệ sinh để tránh các yếu tố gây kích thích da sinh ra từ phân hay nước tiểu của bé. 

Vệ sinh sạch sẽ làn da của bé nhất là khu vực bị chàm

Vệ sinh sạch sẽ làn da của bé nhất là khu vực bị chàm

+ Nên thường xuyên cắt móng tay cho bé gọn gàng để bé không dùng móng tay gãi ngứa gây vỡ các mụn nước làm tổn thương đến da. Hoặc có thể đeo bao tay cho bé.

+ Có thể làm dịu các vết chàm bằng dầu dừa nguyên chất. Sau khi tắm, lau khô nhẹ nhàng vùng da bị ửng đỏ bằng khăn bông sạch, sau đó bôi lên một lớp dầu dừa để 15 phút rồi thấm bớt lượng dầu còn thừa ở da. 

Như vậy, trên đây là tất cả những vấn đề về bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ mà các bậc cha mẹ nên lưu ý. Phát hiện bệnh sớm, chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và không dẫn đến biến chứng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật