Loãng xương là gì? Các chỉ số đo mức độ loãng xương

Loãng xương là gì?

Loãng xương còn gọi là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.

Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương

Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương

Bộ xương của chúng ta cứng cáp được là nhờ có những khoáng chất nhất là canxi và phospho. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến xương là: chế độ ăn đầy đủ canxi và các khoáng chất khác; bảo đảm đủ vitamin d để giúp hấp thụ canxi; nồng độ các chất nội tiết tố có vai trò đối với sự phát triển của xương.

Phân loại bệnh loãng xương

1. Loãng xương nguyên phát

Loãng xương nguyên phát là loãng xương mà không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi tác (phân thành loãng xương nguyên phát typ II) và /hoặc sau tình trạng mãn kinh ở phụ nữ (loãng xương typ I).

Loãng xương có chia làm hai loại

Loãng xương có chia làm hai loại

Loãng xương nguyên phát có thể do sự lão hoá của tạo cốt bào là tế bào tạo xương từ đó gây nên thiểu sản xương.

2. Loãng xương thứ phát

Loãng xương thứ phát là loãng xương tìm thấy nguyên nhân do các bệnh lý như cường cận giáp, cường tuyến giáp, hội chứng Cushing; viêm khớp dạng thấp viêm cột sống dính khớp, các dị dạng cột sống; các ung thư xương đa u tuỷ xương; các bệnhdạ dày ruột gây rối loạn hấp thu hoặc do sử dụng một số thuốc như corticoid heparin phenyltoin kéo dài; giảm nội tiết tố sinh dục do cắt buồng trứng hoặc do dùng thuốc ức chế...

Một số bệnh lý bẩm sinh cũng gây nên tình trạng loãng xương như bệnh xương thủy tinh (Brittle bone disease). Ngoài ra phải kể đến những yếu tố nguy cơ loãng xương như tuổi cao, giới nữ, chủng tộc, di truyền, tiền sử gia đình có bố mẹ bị gẫy xương do loãng xương, thể chất thấp bé nhẹ cân lối sống tĩnh tại, hút thuốc lá nhiều, uống rượu nhiều dinh dưỡng kém, ăn thiếu chất calci vitamin D, C...

Chỉ số đo mức độ loãng xương

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1994, tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe xương, để xác định loãng xương và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh bằng cách đo mật độ xương theo phương pháp đo bằng máy DXA. Khi đo mật độ xương, sẽ dùng 2 chỉ số là T-Score và Z-Score để đánh giá. Ví dụ:

Xác định bệnh loãng xương qua các chỉ số

Xác định bệnh loãng xương qua các chỉ số

+ Khi T-Score từ - 1SD trở lên thì xương bình thường.
+ Khi T-Score dưới - 1SD đến - 2,5SD, tức là đã bị thiếu xương (Osteopenia), hay tiền loãng xương.
+ Khi T-Score dưới - 2,5SD, tức là đã bị loãng xương (Osteoporosis).
+ Khi T-Score dưới - 2,5 SD kèm tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương tức là đã bị loãng xương nặng.

Nếu không có điều kiện đo mật độ xương, thì có thể xác định bệnh loãng xương khi có 1 số biến chứng hoặc triệu chứng lâm sàng như gãy xương sau chấn thương nhẹ, đau xương đau cột sống thắt lưng...

Khi đã xác định bị thiếu xương thì bạn cần có giải pháp dự phòng tích cực, còn nếu đã bị loãng xương thì ngoài việc điều trị bệnh và kiểm tra định kỳ và hỗ trợ điều trị tích cực, kiên trì, kéo dài trong suốt quãng đời còn lại.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật