Một số biến chứng chảy máu não trong bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ nhồi máu não.

Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) lâu ngày nếu không được điều trị và tầm soát tốt có thể gây ra một số biến chứng nặng nề ở một số cơ quan quan trọng như tim mạch, não thận trong đó thường gặp nhất là tai biến mạch máu não với tình trạng đặc biệt nặng là nhồi máu nãochảy máu não.

Chảy máu não thường do vỡ một đông mạch hay vỡ một túi phồng động mạch từ trước. Nhồi máu não là do cục máu đông bất thường gây tắc một động mạch não làm hoại tử một vùng não do động mạch đó chi phối.

Bệnh tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là yếu tố thuận lợi trong việc thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Con số thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ nhồi máu não gặp nhiều hơn chảy máu não do sự gia tăng của bệnh xơ vữa động mạch Lứa tuổi bị tai biến mạch máu não do tăng HA thường gặp vào khoảng 55 - 70; chảy máu não có thể gặp ở những lứa tuổi trẻ hơn.

Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột, có thể có hoặc không có triệu chứng báo trước, một số tiền triệu có thể gặp là đau đầu chóng mặt, tê chân tay..

Chảy máu não thường xảy ra đột ngột khi người bệnh vẫn đang sinh hoạt bình thường bỗng dưng thấy hoa mắt chóng mặt đứng không vững, làm rơi những đồ vật đang cầm, rối loạn ngôn ngữ nói ngọng méo miệng hoặc bại liệt nửa người; kiểm tra HA thấy tăng cao hơn mọi ngày.

Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột, có thể có hoặc không có triệu chứng báo trước

Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột, có thể có hoặc không có triệu chứng báo trước

Tuy nhiên, gần đây một số tác giả nhận thấy dù nhồi máu hay chảy máu não thì HA thường tăng cao hơn trước do phản ứng của cơ thể nhằm đảm bảo lượng máu cung cấp cho não. Chảy máu não gây nên ổ tụ máu làm phù nề và chèn ép các tổ chức não xung quanh.

Tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương mà tạo ra các triệu chứng lâm sàng khác nhau có thể từ bại nhẹ sau dẫn đến liệt hoàn toàn, giảm trương lực cơ giảm phản xạ gân xương, hạn chế hoặc liệt hẳn nửa người bên đối diện với bên não bị tổn thương ăn uống dễ bị sặc, đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ vòng, khó nói khó nuốt và có thể đi vào hôn mê Trong trường hợp chảy máu não nặng, máu tràn vào các não thất thì rất nặng nề người bệnh thường đi vào hôn mê sâu ngay rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nhịp thở đe dọa suy hô hấp có thể có những cơn co giật sốt.

Tiên lượng của chảy máu não do bệnh tăng HA thường nặng, phụ thuộc vào lượng máu chảy, vị trí não bị tổn thương. Nếu máu chảy tràn ngập não thất thì thường hôn mê, trụy tim mạch suy hô hấp và rất dễ tử vong Nếu khối lượng máu chảy ít, các tổn thương có thể hồi phục dần nhưng vẫn để lại di chứng nặng nề như nhiễm khuẩn đường hô hấp viêm phổi viêm đường tiết niệu loét các điểm tỳ…

Một số biện pháp nhằm hạn chế các biến chứng của bệnh tăng huyết áp:

Áp dụng mọi biện pháp để khống chế bệnh, không để bệnh nặng hơn như: quản lý, theo dõi thường xuyên, điều trị đúng, liên tục, định kỳ khám bệnh để đánh giá tiên lượng giai đoạn bệnh.

chế độ ăn uống luyện tập, sinh hoạt phù hợp; tránh bia rượu thuốc lá; ăn nhạt và tránh stress để giữ mức huyết áp ổn định.

Hạn chế các yếu tố nguy cơ, điều kiện dễ làm bùng phát những cơn tăng HA kịch phát; tuân thủ các biện pháp dự phòng để tránh các biến chứng của bệnh tăng HA.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật