Những dấu hiệu cận thị rõ ràng nhất bạn cần biết

Bệnh cận thịtật khúc xạ phổ biến và ngày càng gia tăng trong xã hội đặc biệt là ở trẻ nhỏ Cận thị không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng nó làm giảm thị lực, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày.

Phát hiện sớm bệnh cận thị nhờ những dấu hiệu cận thị dưới đây

Chú ý những dấu hiệu cận thị để phát hiện và có hướng điều trị

Các nguyên nhân cận thị và triệu chứng cận thị rất đa dạng. Chúng ta cần phát hiện bệnh sớm để có thể điều trị cận thị sớm và có cách chữa cận thị kịp thời, làm giảm độ nặng của bệnh.

Cận thị là gì?

Bệnh cận thị là một tật khúc xạ ở mắt gây rối loạn chức năng thị giác do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa.

Các dấu hiệu cận thị

Người bị cận thị thường có những dấu hiệu cận thị sau:

- Nhìn mờ các đối tượng ở xa.

Dấu hiệu cận thị nhận thấy rõ nhất là hay mỏi mắt và không nhìn thấy các vật ở xa

Dấu hiệu cận thị nhận thấy rõ nhất là hay mỏi mắt và không nhìn thấy các vật ở xa

- Cần phải nheo mắt để nhìn thấy rõ ràng.

- Đau đầu do quá mỏi mắt.

Cận thị thường được phát hiện đầu tiên trong thời thơ ấu và phổ biến nhất trong những năm học đầu tiên.

Một đứa trẻ bị cận thị có thể có những dấu hiệu cận thị sau:

- Mắt bị cận thị liên tục lác.

- Cần phải ngồi rất gần với tivi, màn hình vi tính hay bảng đen.

- Nhìn vật gì cũng phải đưa sát vào mắt mới nhìn rõ: cúi sát mắt vào sách vở, đứng sát vào khi xem tivi.

Người có mắt bị cận thị thường hay nheo mắt để nhìn mọi vật

Người có mắt bị cận thị thường hay nheo mắt để nhìn mọi vật

- Dường như không ý thức được các đối tượng từ xa.

- Kết quả học tập sút kém, không thích các hoạt động nhìn xa như đá bóng, đá cầu mà thích thú hơn với việc đọc truyện, xem phim, chơi game…

- Những người có mắt bị cận thị thường hay nheo mắt để nhìn mọi vật, đặc biệt khi ánh sáng yếu. Hoặc có những động tác bất thường liên tục như dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn.

- Nháy mắt quá mức.

- Chà xát đôi mắt thường xuyên.

Khi trẻ có những biểu hiện cận thị nêu trên cần phải được đưa đến khám tại các cơ sở chuyên khoa Mắt để xác định chính xác mức độ cận thị, loại cận thị, phát hiện và điều trị các tổn thương ở đáy mắt nếu có.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật