Những thông tin cơ bản về bệnh sởi mà có thể bạn chưa biết

Thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè là thời gian thích hợp để bệnh sởi bùng phát. Vậy, bệnh sởi là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin sau.

Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng như sốt phát ban chảy nước mũi ho Mắt đỏ bệnh có thể gặp ở trẻ em người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là gì?

Khả năng gây tử vong của bệnh tuy ít nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa viêm phổi tiêu chảy khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng

Dấu hiệu bệnh sởi

Người bệnh khi bị nhiễm virut sởi sẽ ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày, sau đó mới phát tán thành các biểu hiện bệnh. Những dấu hiệu bệnh sởi tiêu biểu :

mắt đỏ không chịu được ánh sáng, sốt nhẹ, ho khan, ho không có đờm kéo dài liên tục, chảy nước mũi... Bên trong miệng, gần gò má sẽ xuất hiện những dấu hiệu bệnh sởi đầu tiên là các nốt sần trắng xanh.

Dấu hiệu bệnh sởi thường gặp

Dấu hiệu bệnh sởi thường gặp

+ Tiếp theo bệnh bắt đầu lan nhanh ra bên ngoài bằng những mảng ban to nổi cộm lên bề mặt da ở vùng mặt, cổ cánh tay, đùi...và lan dần xuống chân cho đến hết.

+ Trong giai đoạn phát ban những vết ban lan rất nhanh kèm theo các triệu chứng sốt cao có khi lên đến 104 độ F. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu mệt mỏi

Đó là những dấu hiệu bệnh sởi thông thường nhất có thể thấy, tuy nhiên bệnh sởi còn có những biến chứng nguy hiểm như gây ra các bệnh: viêm não viêm giác mạc tiêu chảy viêm phế quản tai mũi họng...

Nguyên nhân bệnh sởi thường gặp:

Nguyên nhân bệnh sởi là siêu vi sởi gây ra. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa.

Thông thường, trước 4 ngày khi vết đỏ xuất hiện, người bệnh đã có thể lây bệnh cho người khác. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, nước bọt có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại... Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh.

Virus gây bệnh sởi

Virus gây bệnh sởi

Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

Mầm bệnh: Là virus sởi thuốc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, đường kính 120 - 250nm, sức chịu đựng yếu và dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng... Ở nhiệt độ 56 độ C bị diệt trong 30 phút.

Khi virus vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ kích thích sinh kháng thể Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2 - 3 sau khi mọc ban và tốn tại lâu dài.

Điều trị bệnh sởi

Điều trị bệnh sởi cần phải được thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng. Giống như trong đa phần các bệnh do virus, hiện tại chưa có điều trị đặc hiệu chống virus sởi mà chỉ có điều trị hỗ trợ.

+ Hỗ trợ điều trị bệnh sởi gồm hạ sốt bằng Paracetamol Ibuprofen; Nghỉ ngơi tại giường, bù phụ nước điện giải, phát hiện biến chứng kịp thời.

Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả

Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả

+ Điều trị kháng sinh khi bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn

+ Các thuốc kháng virus hiện nay không có tác dụng để điều trị bệnh sởi.

+ Bổ sung vitamin A cho người bệnh

90% bệnh nhi mắc sởi ở châu Phi và gặp ở 22 - 72% bênh nhi mắc sởi ở Mỹ đều mắc tình trạng thiếu vitamin a Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối tương quan nghịch giữa nồng độ vitamin A trong máu với mức độ nặng của sởi.

Điều trị bệnh sởi bằng vitamin A đường uống sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng ở trẻ em mắc sởi tại các nước đang phát triển.

Điều trị bệnh sởi bằng Vitamin A đường uống

Điều trị bệnh sởi bằng Vitamin A đường uống

Liều lượng vitamin A cần dùng khi điều trị bệnh sởi là 100 000 đơn vị quốc tế cho trẻ 6 tháng đến 1 tuổi; 200 000 đơn vị cho trẻ trên 1 tuổi và dùng liều duy nhất. Trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có dấu hiệu ở mắt do thiếu vitamin A nên thêm một liều vào ngày hôm sau và một liều thứ ba 4 tuần sau đó.

Trên đây là một số thông tin về bệnh sởi, hi vọng qua đay các ban đã biết thêm được các thông tin cần thiết về căn bệnh thường gặp khi giao mùa này, và có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật