Xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên tắc ăn uống tốt cho người mắc bệnh dạ dày

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là một dạng tổn thương viêm loét dạ dày cấp tính Xuất huyết dạ dày thường xảy ra sau khi bệnh nhân uống rượu vô tình hoặc cố ý uống phải dung dịch acid hoặc kiềm stress căng thẳng quá độ, dùng một số thuốc giảm đau chống viêm (aspirin corticoid thuốc chống đông máu)

Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Xuất huyết dạ dày có thể nguy hiểm đến tính mạng

Xuất huyết dạ dày có thể nguy hiểm đến tính mạng

II. Triệu chứng của xuất huyết dạ dày

Khi bị xuất huyết dạ dày triệu chứng đầu tiên là đau dữ dội vùng thượng vị, sau lan khắp bụng, bụng cứng, toát mồ hôi bệnh nhân bị tái xanh nôn ra máu đi ngoài phân đen...

Nôn ra máu là triệu chứng điển hình. Trước khi nôn, người bệnh thấy nôn nao. Khó chịu, lợm giọng buồn nôn và nôn. Có khi nôn ra rất nhiều và nhanh chóng không dấu hiệu báo trước. Máu có thể còn tươi nếu máu chảy ra được nôn ngay. Máu đen lẫn máu cục và thức ăn vì máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian mới nôn ra. Chất nôn có màu nâu, hồng: khi máu chảy ít đọng lại lâu trong dạ dày, bị hoà loãng và thay đổi bởi dịch dạ dày và thức ăn.

Đôi khi bệnh nhân không có nôn ra máu mà chỉ có đại tiện phân đen. Phân đen như bã cà phê, mùi khẳm do máu đã được tiêu hóa một phần. Trường hợp chảy máu nhiều, phân thường loãng, có nước màu đỏ xen lẫn với phân lổn nhổn đen mùi khắm. Nếu chảy máu ít hơn, phân vẫn thành khuôn, màu đen giống nhựa đường, mùi khắm.

Nguyên tắc ăn uống tốt cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày

1. Sử dụng một số thức ăn tốt cho dạ dày

- Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong đường, bánh quy, dầu thực vật…

- Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa trứng

- Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày ít mùi vị: gạo nếp bột sắn, khoai, bánh mỳ.

- Ít xơ sợi: rau củ non.

Bánh mỳ rất tốt đối với người bị bệnh dạ dày

Bánh mỳ rất tốt đối với người bị bệnh dạ dày

- Đồ uống: nước chín, nước chè loãng.

- Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.

2. Hạn chế thức ăn kích ứng niêm mạc

Nên hạn chế những loại thức ăn có thể kích ứng niêm mạc dưới đây để không làm tình trạng của bệnh nặng hơn.

- Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xường xúc xích

- Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ

Hạn chế xúc xích, rau sống

Hạn chế xúc xích, rau sống

- Thức ăn chua, dưa cà, hành muối hoa quả chua.

- Gia vị, dấm ớt tỏi hạt tiêu

- Rượu, chè, cà phê đặc.

3. Cách ăn uống tốt cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày

- Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày.

- Ăn điều độ, không để quá đói hoặc ăn quá no.

- Không ăn thức ăn quay, rán.

- Thức ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40o-50oC.

Đối với bệnh nhân bị mắc các bệnh đau dạ dày thì cách tốt nhất có thể đó chính là việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ bệnh sớm khỏi chế độ ăn vô cùng quan trọng vì vậy nên bạn không nên xem thường nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật