Các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm là một trong những lo lắng của nhiều bậc phụ huynh do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu do vậy dễ mấn cảm với thực phẩm Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thười sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ Sau đây là một số dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm và các xử lý, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Trẻ bị ngộc độc thức ăn thường có những biểu hiện sau đây:

Buồn nôn

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), trẻ đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu.

Đau bụng, đi ngoài

Trẻ bị ngộ độc thức ăn au bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu).

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị ngộ độc không sốt, nhưng cũng có trường hợp sốt cao trên 380C. Nếu tình trạng sốt cao kéo dài sẽ đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ để có cách chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm
 
 Buồn nôn, đau bụng, đi ngoài là dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường thấy

Những triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Khi đó trẻ có thể bị nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Tiêu chảy đau bụng dữ dội đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ.

Khi trẻ bị nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải Sốt, đi ngoài phân nhày máu là những dấu hiệu  trẻ bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Hơn nữa, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết viêm màng não

Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thức ăn


Khi trẻ có những dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm phải ngừng ngay không ăn món đó nữa và dùng các biện pháp kích nôn nhằm giúp bé đào thải hết các thức ăn ra bên ngoài. 

Bổ sung Oresol cho trẻ: Khi nôn, đi ngoài trẻ mất nước rối loạn điện giải Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nhưng cần nhớ nguyên tắc, pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. Nhiều trường hợp thấy con đi ngoài quá nhiều, lo sợ con mất nước, bố mẹ pha cốc oresol 200ml bắt con uống bằng hết khiến bé lại nôn vọt ra ngoài, không thể bù đắp nổi tình trạng thiếu nước.

Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Không cho trẻ uống các loại nước có gas…  Bởi uống những loại nước này vào tình trạng đi ngoài sẽ càng trầm trọng hơn. Ngay cả nước lọc cũng không phải là lựa chọn tốt bởi chỉ giúp bé cảm thấy đỡ khát nhưng không có tác dụng bù điện giải.

Ngoài ra, khi trẻ bị ngộ độ thực phẩm mẹ nên cho bé ăn cháo loãng thịt nạc nấu với cà rốt (hoặc khoai tây bí đỏ và một ít chuối xanh). Đây là những loại rau củ giúp tạo khuôn cho phân, giúp em bé đi ngoài phân đặc hơn, tình trạng mất nước đỡ trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bé quá mệt, không muốn ăn thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Thậm chí cả ngày không ăn nhưng được bù đủ nước, bù điện giải, bé cũng không quá mệt. Nói như vậy để nhấn mạnh, khi trẻ bị đi ngoài vì ngộ độc thực phẩm việc bù nước, bù điện giải là quan trọng nhất còn ăn uống chỉ là thứ yếu.

Không dùng thuốc cầm tiêu chảy: Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn này được tống hết ra ngoài là bệnh sẽ khỏi. Trong nhiều trường hợp uống thuốc cầm đi ngoài càng khiến vi khuẩn độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến người bệnh đầy hơi chướng bụng đau bụng vô cùng khó chịu.

Trên đây là dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm và các xử lý các mẹ cùng tham khảo để có các xử lý kịp thời giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng ngộ độc thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhé. Chúc các bé sức khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật