Châm cứu cho trẻ tự kỷ giúp trẻ mau chóng bình phục và hòa nhập

Áp dụng phương pháp phối hợp giữa châm cứu và giáo dục kỹ năng sống, 60% số trẻ tự kỷ có thể hòa nhập, trong đó có trên 20% số trẻ đi học được.

Chỉ mong con sớm hòa nhập

Đưa con đến khám tại Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM, mẹ bé Bùi D. N. (3 tuổi, Cần Thơ) nghẹn ngào: “Vợ chồng tôi đã đưa bé đi nhiều nơi, chạy chữa suốt thời gian dài, chỉ mong phương pháp châm cứu này sẽ giúp bé có thể nói được. Sau đó, về nhà chúng tôi lại hướng dẫn, giáo dục thêm để bé sớm trở lại bình thường, hòa nhập được với bạn cùng lứa”.

Một trường hợp khác, bệnh nhi J. Trần (16 tuổi, San Diego - Mỹ) cũng đã theo được chị đưa về Việt Nam và đến khám tại viện trong đợt chuyển giao “tư vấn, điều trị hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ và thiểu năng não” của BV. Châm cứu Trung ương.

“Bệnh nhân này nhận thức kém, ngôn ngữ kém, nói chưa rõ từ, còn ngọng, nhại lời, tăng động giảm chú ý, gọi tên quay lại chậm, hay cáu giận, hay đập phá, nói linh tinh”, TTƯT.BS. Nguyễn Quốc Văn (BV. Châm cứu Trung ương), chia sẻ.

Qua bắt mạch, sờ tay, BS. Văn cho biết, bệnh nhi này thần sắc kém linh hoạt, sắc xanh (màu của tạng can - gan), trả lời chậm, không đúng mục đích, chậm biết đi, lòng bàn tay ra mồ hôi ẩm. Bệnh nhân này, nếu được châm cứu trong 6 tháng, kết hợp với giáo dục hành vi, có thể khởi sắc.

Áp dụng phương pháp phối hợp giữa châm cứu và giáo dục kỹ năng sống, 60% số trẻ tự kỷ có thể hòa nhập, trong đó có trên 20% số trẻ đi học được

Áp dụng phương pháp phối hợp giữa châm cứu và giáo dục kỹ năng sống, 60% số trẻ tự kỷ có thể hòa nhập, trong đó có trên 20% số trẻ đi học được

Giai đoạn vàng điều trị tự kỷ: 1 - 3 tuổi

Trẻ tự kỷ thường suy kém về tương tác xã hội như: tách rời (không đáp ứng với người khác); thụ động (phụ thuộc người khác nhưng thờ ơ), hoặc kỳ quặc (không phân biệt lạ, quen). Những đứa trẻ tự kỷ thường suy kém về giao tiếp, trong đó 50% trẻ ở dạng như bị câm tức là từ trước đến nay chưa nói một từ nào. Rất nhiều các nguyên nhân gây nên “hội chứng tự kỷ” (gen nhiễm trùng thai nghén thuốc quái thai, người mẹ mang thai bị ức chế thần kinh...).

Còn trong y học cổ truyền, theo BS. Văn, nguyên nhân của tự kỷ có thể do khí tiên thiên bất túc làm ảnh hưởng đến chức năng của lục phủ, ngũ tạng, từ đó ảnh hưởng tới công năng các tạng phủ và dẫn tới bị bệnh, chủ yếu là do can, tỳ thận âm hư. Trẻ đẻ thiếu tháng nên tiên thiên bất túc, nguyên khí hư yếu. Khi trẻ đẻ khó quá trình đẻ kéo dài gây ngạt, thì nguyên nhân nguyên khí bị tổn thương.

“Hội chứng tự kỷ trong các tài liệu y học cổ truyền được miêu tả gần giống nhóm bệnh gồm 5 chứng “chậm”, đây phần nhiều là hội chứng thận khí, tỳ khí và can huyết hư nhược. Quá trình biến hóa và phát triển bệnh phức tạp bởi vì thận là gốc của tiên thiên, là cội nguồn của sinh trưởng và phát dục, thận khí hư yếu thì nguồn quá sinh ra thận tinh bất túc, dẫn đến cơ năng các tạng phủ ở toàn thân phát sinh bệnh biến. Do thận chứa tinh, tinh sinh tủy, tủy ở trong xương tư dưỡng đến lục phủ ngũ tạng. Khi thận khí hư yếu, không còn nguồn sinh hóa cho cốt tủy thì não tủy bất túc làm xuất hiện các chứng kém như trí ngôn, tư duy đần độn, ngôn ngữ kém, rối loạn hành vi...”, BS. Văn cho biết.

Mặc dù chưa phải là phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng ngày càng có nhiều nước trên thế giới sử dụng châm cứu để điều trị cho trẻ em mắc hội chứng tự kỷ, bằng cách tác động lên một số huyệt ở trẻ em (hầu hết theo tác giả là ở đầu, chi và bụng). Nghiên cứu tại BV. Châm cứu Trung ương cho thấy bệnh nhân đến càng sớm kết quả điều trị khỏi bệnh càng cao. Kết quả điều trị tốt nhất là từ 1 - 3 tuổi vì thời gian này là thời gian vàng trong điều trị. Các cháu trên 6 tuổi kết quả điều trị hạn chế.

“Nếu có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, điều trị theo nguyên nhân có kết quả cao hơn, đối với số trẻ không có nguyên nhân rõ ràng kết quả điều trị chậm hơn. Thời gian điều trị: bệnh nhân có tiến triển trung bình sau 2 đợt điều trị, tiến triển rõ sau 3 đợt điều trị. Với phương pháp kết hợp điện châm thủy châm giáo dục kỹ năng sống, 60%  số trẻ tự kỷ có thể cải thiện tình hình, hòa nhập tốt, trong đó có trên 20% các trẻ đi học được. Các trẻ đã biết giao tiếp với mọi người xung quanh, đã biết nghe lời ông bà và bố mẹ, nói đúng mục đích học tập và tiếp thu tốt hơn…”, BS. Văn cho biết.

Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM vừa tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật cao “Tư vấn, điều trị hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ và thiểu năng não” và “Điều trị và chăm sóc đặc biệt cho ngươai liệt” từ BV. Châm cứu Trung ương. Bệnh lý trẻ tự kỷ và bệnh nhân liệt do tai biến mạch máu não sẽ được dùng các thủ thuật: điện châm, thủy châm, cấy chỉ xoa bóp - ấn huyệt.
Hội chứng tự kỷ là một chứng rối loạn quá trình phát triển tâm lý ở trẻ em về ngôn ngữ, giao tiếp, quan hệ xã hội, hành vi, cảm xúc, trí tuệ…  

Việt Nam, theo thống kê dựa vào tỉ lệ của y văn thế giới, hiện có khoảng trên 160.000 người tự kỷ. BV. Châm cứu Trung ương, những năm qua, mỗi năm có trên 1.500 lượt trẻ bị hội chứng tự kỷ đến điều trị. Đáng nói, hội chứng tự kỷ ít khi được chẩn đoán sớm trước 3 tuổi và đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu trong phục hồi chức năng nhi khoa.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật