Những điều mẹ nên biết về rối loạn tâm lý ở trẻ nhỏ

Xã hội ngày nay làm cho nhiều trẻ em bị xáo trộn tâm lý. Một khảo sát mới nhất cho thấy, cứ 5 trẻ nhỏ ở Mỹ thì có một trẻ bị rối loạn về tâm lý hành vi.

Các con số thông kê còn đáng báo động hơn: có tới 1% trong nhóm thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 15 - 17 bị chứng tâm thần phân liệt, thậm chí ở nhóm nhỏ tuổi hơn cũng bị. Hội chứng tăng động - giảm chú ý (ADHD) cũng đã xảy ra nhất ở lứa tuổi từ 3 - 6.

Những điều mẹ nên biết về rối loạn tâm lý ở trẻ nhỏ

Những điều mẹ nên biết về rối loạn tâm lý ở trẻ nhỏ

Chứng trầm cảm

Đây là dạng bệnh dễ nhận thấy nhất, có thể xảy ra khi các em mới 9 tuổi hay thậm chí còn nhỏ hơn, nhưng rõ rệt nhất vào độ tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng nếu con mình vẫn ăn ngủ, sinh hoạt bình thường. Tình hình trở nên nguy cấp khi trẻ nhỏ có những dấu hiệu giống như của người lớn lúc bị trầm cảm chẳng hạn như: bỏ  ăn, lừ đừ, dễ  cáu bẳn mất ngủ cảm thấy mình vô dụng, không cảm thấy vui vẻ và thi thoảng có ý nghĩ muốn tự sát Lúc này cha mẹ phải nhờ chuyên gia giúp đỡ.

Dạng rối loạn tâm lý toàn diện

Dạng này có thể xảy ra ở đủ mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là từ tuổithơ đến trung niên. Nếu từ 5 tuổi trở đimà đứa bé còn tỏ ra nhút nhát khôngrời được cha mẹ khi đến những nơicông cộng hay chỗ đông người, thì có thể coi đó là dấu hiệu của dạng rốiloạn tâm lý toàn diện.

Một trong những phương pháp điều trị là sử dụng liệu pháp nhận thức và liệu pháp chấp nhận và cam kết, vốn là những cách dạy cho trẻ em biết cách chịu đựng những khó chịu và thích nghi với hoàn cảnh.

Rối loạn ám ảnh ép buộc

Rối loạn thường xuất hiện từ khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên. Người nào có các dấu hiệu cứ lặp đi lặp lại một hành động thì được coi là mắc dạng này, chẳng hạn như cứ rửa tay liên tục.

Chỉ khi nào cha mẹ thấy con mình cứ lặp đi lặp lại một hành động và có dấu hiệu bất an, bồn chồn hay mất tự chủ… mới nên hỏi ý kiến chuyên gia tâm lý, và cũng không nên cho con dùng thuốc ngay mà chỉ nên hướng dẫn con cái hành động có  trách nhiệm và hòa hợp với số đông.

Bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tuy thường xảy ra ở những người từ 18 hay 19 tuổi trở lên, nhưng cũng có trẻ nhỏ hơn bị mắc. Sự thay đổi tính tình, động tác hết sức vụng về hay buồn bã là những dấu hiệu thường thấy. Tuy nhiên, có khi đây chỉ là dấu hiệu của hội chứng ADHD.

Thế nhưng, khi thấy trẻ lười ăn uống ít ngủ và hay nổi cáu bất thường, không tập trung lâu được và động tác vụng về kéo dài, nói năng bất thường… phải nghĩ đến bệnh tâm thần phân liệt. Phương pháp điều trị thường dùng là liệu pháp nói chuyện với sự giúp sức của người thân.

Hội chứng tăng động - giảm chú ý

Hội chứng thường xuất hiện ở những trẻ từ 3 - 6 tuổi hay có khi nhiều tuổi hơn. Hôi chứng này rất khó nhận biết vì trẻ  nhỏ nói chung thường hiếu động, và không phải đứa trẻ nào nghịch ngợm quá cũng bị ADHD. Chỉ khi nào đứa trẻ nói luôn mồm, không hiểu và không thực hiện được các hướng dẫn đơn giản của người lớn, cảm thấy buồn chán quá nhanh chóng không thể yên lặng được trong khoảng vài chục giây, nhất là trong lúc ăn, phải nghĩ đến việc đứa trẻ đó có thể đã bị hội chứng ADHD.

Khi thấy con mình không bao giờ để cho một người lớn nói hết câu và cứ nói chen ngang hay ngắt lời luôn miệng cũng phải nghĩ đến hội chứng này. Cách điều trị thường là sử dụng liệu pháp hành vi, dạy trẻ cách sắp xếp lại ý nghĩ và hành vi. Có thể dùng thuốc để điều trị bệnh, nhưng phải do bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật