Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ mới nhất của Bộ Y tế

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các loại thuốc nhất là các thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính gây sốc phản vệ Vì vậy sốc phản vệ là một cấp cứu cần được xử trí nhanh kịp thời vì dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp Mới đây Bộ Y tế đã đưa ra phác đồ cấp cứu sốc phản vệ để tránh những nguy hiểm cho người bệnh.

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ

Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ mới nhất

Xử trí ngay tại chỗ

- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ Mắt mũi…)

- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.

- Dùng thuốc: thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ là Adrenaline. Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau:

+ Từ nửa ống cho đến 1 ống ở người lớn, không quá 0.3ml ở trẻ em (ống 1ml+ 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0.1ml/kg). Hoặc Adrenaline 0.01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.

+ Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần (nằm nghiêng nếu có nôn).

+ Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.

Tùy theo điều kiện 

Xử trí suy hô hấp

- Thở ôxy mũi, thổi ngạt.

- Bóp bóng Ambu có oxy.

- Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mở khí quản nếu có phù thanh môn.

- Truyền tĩnh mạch chậm : Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc terbutaline 0,2 microgam/kg/phút.
Có thể dùng: Terbutaline 0.5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở

Thiết lập đường truyền tĩnh mạch

Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0.1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg).

Các thuốc khác

- Methylprednisolon 1- 2mg/kg/4giờ hoặc hydrocortisone

- Hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở cấp cơ sở). Dùng liều cao nếu sốc nặng (gấp 2- 5 lần).

- Natriclorua 0.9% 1- 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.

- diphenhydramine 1- 2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch.

Điều trị phối hợp

- Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá

- Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

Chú ý

- Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định.

- Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi.

- Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.

- Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt.

- Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết.

Hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ bao gồm:

Hộp cấp cứu chống sốc phản vệ

Hộp cấp cứu chống sốc phản vệ

- Adrenaline 1mg – 1ml 2 ống

- Nước cất 10ml 2 ống

- Bơm tiêm vô khuẩn (dùng một lần): 10ml 2 cái, 1ml 2 cái

- Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon (Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 02 ống)

- Phương tiện khử trùng (bông, băng, gạc, cồn)

- Dây garo

- Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật