Điều trị suy tim hiệu quả với các phương pháp dưới đây

Suy tim là bệnh lý khá nguy hiểm với những triệu chứng như khó thở kiệt sức phù chân Bệnh cần được điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân Dưới đây là những cách điều trị suy tim mang lại hiệu quả cao cho bạn.

Một số cách điều trị suy tim

1. Các biện pháp không dùng thuốc

- Thành phần muối trong thức ăn

Hạn chế muối là nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống của các bệnh nhân suy tim làm cho bệnh nhân tiểu tiện được tốt hơn và giảm tình trạng phù. Bạn nên lưu ý những điểm sau:

Chế độ ăn uống của một người trưởng thành bình thường trong một ngày có 10g muối natri clorua hay 4g natri còn khi điều trị suy tim thường người ta phải áp dụng chế độ ăn có từ 200 - 500mg natri/24 giờ Một số thức ăn có hàm lượng muối thấp như: bánh mì không muối sữa được rút bỏ thành phần clorua khoảng 200ml/ngàycá nước ngọt khoai tây gạongũ cốc hoa quả tươi rượu vang nước chè, nước ép quả tự nhiên.

Hạn chế muối là nguyên tắc trong chế độ ăn để điều trị suy tim hiệu quả

Hạn chế muối là nguyên tắc trong chế độ ăn để điều trị suy tim hiệu quả

- Lưu ý trong chế độ ăn uống

Lượng nước đưa vào cơ thể người bệnh theo đường uống không vượt quá 2 lít dịch/ngày. Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn giảm calo trong trường hợp bệnh nhân béo phì Thức ăn của bệnh nhân nên được chia thành 3 bữa chính trong ngày, bữa tối nên ăn trước khi đi ngủ từ 2 - 3 giờ. Có thể cho phép bệnh nhân sử dụng chè loãng và rượu nhẹ với một lượng vừa phải. Không nên hút thuốc lá Người bệnh đái tháo đường, bệnh goutte, bệnh vữa xơ động mạch nặng thì sẽ có những chỉ định bổ sung trong chế độ ăn uống của họ.

Phục hồi chức năng tim mạch có thể giúp cải thiện triệu chứng và dung nạp gắng sức của bệnh nhân suy tim. Phương pháp điều trị này có thể hạn chế hoặc phòng ngừa sự teo cơ vân của bệnh nhân mà đây cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh nhân kém khả năng gắng sức.

2. Điều trị bằng thuốc thường quy

- Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin II (ACEI)

+ ACEI được sử dụng như một thuốc đầu tay trong điều trị suy tim ngay ở giai đoạn suy tim chưa có biểu hiện lâm sàng hay không có dấu hiệu giữ nước, nếu có dấu hiệu giữ nước thì nên dùng phối hợp với thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu điều trị chủ yếu với dấu hiệu giữ nước do ứ trệ tuần hoàn

Thuốc lợi tiểu điều trị chủ yếu với dấu hiệu giữ nước do ứ trệ tuần hoàn

+ Thuốc lợi tiểu quai, thiazides và metolazon: Lợi tiểu là thuốc điều trị chủ yếu đối với dấu hiệu giữ nước do ứ trệ tuần hoàn ở bệnh nhân suy tim thuốc lợi tiểu làm giảm nhanh triệu chứng khó thở và tăng khả năng gắng sức của người bệnh.

+ Thuốc chẹn bêta giao cảm: Thuốc chẹn bêta giao cảm (chẹn bêta) được khuyến cáo sử dụng cho mọi bệnh nhân suy tim (NYHA I - IV) do bệnh lý cơ tim (thiếu máu hoặc không do thiếu máu) có phân số tống máu thấp khi đã điều trị nội khoa tối ưu bằng thuốc lợi tiểu và ACEI trừ khi có chống chỉ định. Bên cạnh đó, các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, glycosides trợ tim các thuốc giãn mạch trong điều trị suy tim thuốc inotrop dương cũng được sử dụng trong điều trị suy tim

3. Điều trị điện học đối với bệnh nhân suy tim

- Tạo nhịp hai buồng thất (biventricular pacing)

Tạo nhịp hai buồng thất được chỉ định cho những bệnh nhân suy tim độ III - IV, QRS rộng (> 120 ms), thường là blốc nhánh trái hoàn toàn, mức độ suy tim không được cải thiện nhiều mặc dù đã thực hiện tối đa các chế độ điều trị nội khoa.

- Điều trị chống rung (defibrilator therapy)

Cấy máy chống rung trong điều trị suy tim hiện nay được chỉ định cho những bệnh nhân sống sót sau ngừng tuần hoàn, những bệnh nhân thường hay có cơn tim nhanh thất, những bệnh nhân có thể có cơn nhịp nhanh thất và phân số tống máu thất trái (EF) dưới 30% sau nhồi máu cơ tim.

Ghép tim được chỉ định với bệnh nhân suy tim ứ huyết giai đoạn cuối

Ghép tim được chỉ định với bệnh nhân suy tim ứ huyết giai đoạn cuối

- Ghép tim

Ghép tim được chỉ định đối với những bệnh nhân suy tim ứ huyết giai đoạn cuối với chức năng tim giảm nặng mặc dù đã được điều trị nội khoa tích cực. Không chỉ định ghép tim đối với những bệnh nhân có nhiều nguy cơ tử vong phối hợp, tăng áp động mạch phổi nặng nhiễm trùng tiến triển rối loạn tâm thần không tuân thủ điều trị. Tỷ lệ sống còn của bệnh nhân sau 1 năm là 85% và từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm tỷ lệ sống còn giảm 4%. Các biến chứng khiến tỷ lệ sống giảm đi đó là thải ghép, nhiễm trùng, tắc hẹp động mạch vànhung thư hóa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật