Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm phòng cha mẹ nên biết

Chăm sóc bé sau khi tiêm phòng sao cho trẻ mau hồi phục là điều mà cha mẹ nên biết để bé yêu nhà bạn mau chóng khỏe mạnh và phát triển tốt.

Trung bình trẻ từ sơ sinh tới 2 tuổi phải tiêm chủng để phòng ngừa gần 20 loại bệnh thông thường.

Thời gian gần đây báo chí liên tục đưa tin về các trường hợp tử vong do tiêm vắc-xin. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo ngại về sự an toàn của vắc-xin nên nhiều người đã không cho con đi tiêm phòng miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc quyết đợi tiêm bằng được vắc-xin dịch vụ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế trong nước và quốc tế khẳng định vắc-xin miễn phí vẫn đảm bảo an toàn và có khả năng bảo vệ trẻ tốt hơn trước dịch bệnh

Hơn nữa, ngoài vấn đề chất lượng của vắc-xin thì các mẹ cũng cần phải biết cách chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong thời gian tiêm chủng để đảm bảo trẻ được an toàn và khỏe mạnh.

Trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm

Trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm

Dinh dưỡng cho trẻ

Mẹ nên chuẩn bị cho trẻ sức khỏe tốt nhất trước ngày tiêm để cơ thể non yếu có thêm sức đề kháng Hãy bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm có chứa kẽm và vitamin A – những loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm và vitamin A nhất là thịt bò hàu, sò cà chua cà rốt… và đặc biệt là khoai lang

Sau khi tiêm xong trẻ dễ bị sốt nên mẹ cần có cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng thích hợp. Trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng dẫn đến tình trạng mệt mỏi xanh xao biếng ăn không chịu chơi và quấy khóc.

Khi đó cơ thể trẻ bị mất nước nghiêm trọng và giảm tiết nước bọt Vì thế mẹ nên thường xuyên bổ sung nước cho trẻ. Theo các chuyên gia y tế, trẻ đang bú mẹ mỗi ngày cần ít nhất 150ml trên 1 kg thể trọng. Với trẻ ăn sữa ngoài hay đã chuyển sang chế độ ăn dặm mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước, ăn hoa quả hoặc uống nước ép hoa quả như nước chanh cam dừa, bưởi uống sữa hoặc ăn sữa chua để bù lại lượng vitamin A và C đã mất do đi tiểu nhiều

Trẻ có thể bị sốt nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng thường gặp sau tiêm

Trẻ có thể bị sốt nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng thường gặp sau tiêm

Đối với những trẻ đang ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm cả chất béo và đạm như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt súp gà súp cua…

Và một nguyên tắc chung với tất cả các trẻ trong giai đoạn mt mỏi chán ăn này là ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn từng ít một và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt.

Chăm sóc trẻ sau tiêm

Khi đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiếp nhận tiêm chủng vào những ngày rét mướt, các ông bố bà mẹ nhớ lưu ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là đầu, chân và bụng. Trẻ càng khỏe mạnh bao nhiêu thì càng giảm bớt nguy cơ ốm, sốt sau khi tiêm cũng như các biến chứng không mong muốn bấy nhiêu.

Phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là trẻ bị sốt, ốm, vết tiêm nổi mẩn, mưng mủ. Tùy vào loại vắc-xin sẽ có phản ứng khác nhau nên mẹ phải chú ý theo dõi và phân biệt được đâu là phản ứng thông thường, đâu là phản ứng nguy hiểm để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, các bà mẹ đang mách nhau rằng nên cho bé sử dụng lá tía tô trước khi tiêm. Cụ thể, với trẻ đang bú sữa mẹ mẹ sẽ ăn lá tía tô rồi cho con bú. Đối với những trẻ đang phải uống sữa ngoài mẹ có thể giã nát lá tía tô rồi hòa với nước ấm cho trẻ uống. Theo kiến thức y học cổ truyền, lá tía tô có tác dụng phát tán phong hàn đồng thời chứa chất kháng sinh tự nhiên giúp trẻ tránh bị sốt. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này, các mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ vì có thể tùy vào cơ địa của trẻ mà có phản ứng lại hay không.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để bé sớm phục hồi khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để bé sớm phục hồi khỏe mạnh

Những điều cần lưu ý

Một số bà mẹ đang truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp khoai tây vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng mẫn cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không lạm dụng aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần là axít salicylic để hạ sốt cho trẻ vì tác dụng phụ của loại thuốc này khi kết hợp với thành phần của vắc-xin là nguyên nhân gây ra hội chứng Reye có hại cho não và hệ thần kinh của trẻ và các biến chứng khác.

Khi mẹ đã thực hiện những cách trên mà trẻ vẫn sốt cao, quấy khóc và người có dấu hiệu bị mất nước trầm trọng thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật