Nguyên nhân trẻ bị thấp còi là do đâu và lý giải tại sao

Nguyên nhân trẻ bị thấp còi là do đâu bạn có biết không? Thấp còi là bệnh thường gặp của trẻ nhỏ nhất là ở thời kỳ dậy thì. Dưới đây là chia sẻ một vài nguyên nhân, các bạn cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân trẻ bị thấp còi là do đâu và lý giải tại sao

Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn) và của nữ là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn). Còn sức bền và sức mạnh của thanh niên nước ta được xếp vào loại kém và rất kém so với chuẩn quốc tế.

Các yếu tố có thể dẫn đến thấp còi sớm bao gồm: di truyền có bố mẹ thấp chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối đặc biệt là thiếu canxi cùng vitamin D và MK7 (vitamin K2), lười vận động, thường xuyên ngủ ít, ngủ muộn dậy thì sớm mắc 1 số bệnh nhiễm trùng, do tâm lý sợ béo và giữ eo ở tuổi dậy thì của các bé gái,…".

1. Với nguyên nhân vận động ít, ngủ thiếu

Hiện nay đa số trẻ có xu hướng ít vận động luyện tập thể thao sau buổi học là dành phần lớn thời gian ngồi xem ti vi dùng máy tính điện thoại Đồng thời, trẻ thường ngủ muộn sau 23h khiến thời gian ngủ không đủ hoặc sẽ ngủ dậy muộn. Trong khi, các hormon kích thích tăng trưởng chiều cao thường được sản sinh ra lúc ngủ sâu, và sản xuất mạnh trong khoảng từ 22h đến 03h sáng.

Nguyên nhân trẻ bị thấp còi là do vận động ít và thiếu ngủ

Nguyên nhân trẻ bị thấp còi là do vận động ít và thiếu ngủ

2. Với nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc chưa đúng

Trẻ ăn quá nhiều đạm, uống ít sữa ăn nhiều chất béo và bột đường nhưng lại thiếu chất đạm (Protein) vitamin (A, D, C…) và chất khoáng (canxi, i ốt, kẽm, sắt…) sẽ dẫn đến thiếu chiều cao Ngoài ra, trẻ còn không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến trẻ thiếu vitamin d để hấp thu canxi

Rất nhiều bậc phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của canxi và khoáng chất đối với chiều cao và thể chất, nhưng chế độ bổ sung lại quá thừa hoặc không đúng cách, khiến cho canxi thay vì cần phải đi vào xương thì lại dư thừa trong ruột gây táo bón sỏi thận hoặc dư thừa trong máu gây xơ cứng mạch máu mô mềm, còn trong xương thì vẫn thiếu. Rốt cuộc là chiều cao không đủ còn khiến con mắc thêm bệnh khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe

Muốn canxi được hấp thu tối đa vào xương và không dư thừa trong ruột và máu, cần bổ sung canxi lượng vừa đủ, tốt nhất là dùng dạng nano, và phải bổ sung cùng với vitamin D và MK7 giúp hấp thu vận chuyển tối đa canxi từ ruột vào tận xương.

Chế độ dinh dưỡng nếu thiếu chất đạm (Protein) sẽ khiến xương thiếu Chondroitin để phát triển lớp sụn tiếp hợp và thiếu collagen (chất hữu cơ của xương) để Canxi gắn vào, cũng như giúp xương dẻo dai, bền chắc.

Một số bé gái đến tuổi dậy thì do sợ béo và giữ eo đã không dám uống sữa ăn thiếu chất nhất là thiếu chất đạm, chất béo nên đã bỏ lỡ giai đoạn tăng nhanh về chiều cao của mình.

Một số yếu tố khác khiến trẻ thấp còi là do môi trường, mắc các bệnh nhiễm trùng thường xuyên (ốm vặt), do dậy thì sớm do thời gian mang bầu và thể trạng lúc 1-3 tuổi có ảnh hưởng mạnh đến chiều cao của trẻ

Trẻ thấp còi do kém ăn dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng

Trẻ thấp còi do kém ăn dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng

3. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Chiều cao có tác động của di truyền khoảng 23%. Nếu cha mẹ lùn thì chiều cao của con cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn còn có tới 77% yếu tố khác tác động tới chiều cao. Bởi vậy, nếu bố mẹ thấp mà muốn con cao thì hãy chú trọng hơn cho con về dinh dưỡng thể thao giấc ngủ và môi trường để con không thua kém bạn bè về chiều cao và thể lực

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật