Ngò gai - Thành phần hóa học và tác dụng điều trị bệnh của ngò gai

Rau ngò gai

Rau mùi tàu, còn có tên gọi là rau ngò gai, cây mọc hoang, phổ biến ở nơi ẩm vùng đồi núi và cũng được trồng nhiều làm rau gia vị.

Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 – 50 cm. Lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc, có phiến mỏng, thuôn, hình mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, hơi có gai.

Lá ở thân càng lên càng ngắn, nhỏ dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán. Quả hình cầu, hơi dẹp, có vẩy.

Rau mùi tàu còn có tên gọi là rau ngò gai

Rau mùi tàu còn có tên gọi là rau ngò gai

Thành phần hóa học

Toàn cây có tinh dầu nên có mùi thơm rau mùi tàu cho nhiều protid glucid cellulose, calcium, phosphor, sắt vitamin B1 và vitamin C.

Để làm thuốc dùng toàn cây rau mùi (tươi hay phơi khô), thu hái quanh năm. Theo Y học cổ truyền rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng giảm đau

Tác dụng của rau ngò gai

Rau mùi tàu ngoài làm gia vị còn chữa được nhiều bệnh. Hầu hết những loại rau thơm đều có tác dụng bổi bổ sức khỏe

- Rau mùi tàu có thể chữa cảm cúm

- Trị viêm kết mạc

- chữa hôi miệng bằng rau mùi tàu

- Hạ cholesterol trong máu, giúp lợi tiểu vì kích thích sự bài tiết của thận

- Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ

- Chữa đầy hơi, không tiêu do ăn nhiều đạm, protein

- Theo Y học cổ truyền rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau

- Rau ngò gai cũng có tác dụng trong điều trị nám da 

- Trị mụn bọc 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật