Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy có các bạn trẻ yêu thích phượt đêm

Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy mà bài viết chia sẻ dưới đây mong rằng sẽ là chia sẻ thông tin hữu ích với bạn đọc! Mỗi điểm đến lại có những cung đường và địa hình khác nhau, vì vậy bạn cần phải lường trước những tình huống xảy ra ngoài ý muốn để có cách đối phó hiệu quả nhất. Tốt nhất bạn nên tham khảo trước một số lời khuyên của các phượt thủ để chuyến đi của bạn diễn ra một cách an toàn nhất.

Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy có các bạn trẻ yêu thích phượt đêm

1. Lên kế hoạch lịch trình và số thành viên

Điều đầu tiên cho bất kỳ chuyến đi phượt nào cũng là việc nên kế hoạch và xác định rõ số lượng thành viên trong đoàn. Sau đó tiền hành tìm hiểu cung đường bạn sẽ đi qua, về địa hình, dân cư… để tránh bị lạc đường khi di chuyển trong đêm.

Những cung đường bạn chọn cho chuyến phượt đêm nên dễ đi, và cần phải đảm bảo cung đường ấy không quá dốc, vắng người, đường hẹp và nguy hiểm, sụt lún, có nhiều ổ voi, ổ gà… Không lập đoàn phượt quá đông vì như vậy sẽ rất khó để kiểm soát và đảm bảo kỷ luật, an toàn cho mọi thành viên trong đội. Đặc biệt trưởng đoàn phải là người có nhiều kinh nghiệm, nắm rõ lịch trình và đường đi, có khả năng kiểm soát mọi tình huống xảy ra trong quá trình di chuyển, dẫn đoàn đi trong đêm…

Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy đầu tiên là lên kế hoạch lịch trình

 

Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy đầu tiên là lên kế hoạch lịch trình
 
2. Hành trang chuẩn bị cho chuyến phượt đêm

Trước khi khởi hành một ngày, bạn cần kiểm tra xe và mang theo các dụng cụ phượt, dụng cụ sửa chữa xe gọn nhẹ, đề phòng những đoạn đường vắng không có dân cư khi đang di chuyển ban đêm. Ngoài ra bạn có thể mang theo kính trắng, kính bảo hộ lao động để tránh mưa bụi, sương đêm và các lọa côn trùng xuất hiện trên đường… nhất là khi chúng bị thu hút bới ánh đèn sáng từ xe  của bạn phát ra. Tham khảo một số cách buộc đồ khi phượt bằng xe máy trước để bạn có thể sắp xếp hành lý một cách hiệu quả nhất.  

Những đồ cùng cần thiết mà bất kỳ chuyến du lịch nào cũng cần phải có như: bộ đồ sơ cứu, dao kéo đa năng, áo mưa, găng tay, khẩu trang, giầy, khăn, giấy tờ tùy thân, đồ dùng vệ sinh cá nhân, và những bộ quần áo phù hợp. Tuy nhiên bạn nên mang vừa đủ số lượng dùng, không nên mang quá nhiều vì khi phượt bằng xe máy bạn sẽ không có nhiều diện tích để đặt những đồ dùng đó. Đặc biệt bạn cần phải mang theo lều bạt để tránh trường hợp phải ngủ ngoài đường khi xe cộ qua lại rất nguy hiểm. 

3Trong quá trình cầm lái cần phải tập trung cao độ

Khi bạn phượt ban ngày, bạn sẽ bị thu hút bởi vẻ đẹp hung vĩ của phong cảnh thiên nhiên, nhưng khi về đêm, khung cảnh đó lại hoàn toàn khác lạ và mang lại cho bạn những cảm xúc trái ngược nhau.

Khi cầm lái cần tập trung cao độ
Khi cầm lái cần tập trung cao độ

Trước Mắt bạn bây giờ chỉ còn là con đường dài hu hút với ánh đèn pha chỉ kéo dài chừng 3 – 5m. Hai bên đường là một màu đen tĩnh mịch. Phía sau là con đường dài cùng vỡi những tiếng gió rít, thi thoảng là tiếng ếch ộp ì oạp lẫn tiếng động cơ xe máy…Bạn sẽ cảm thấy hơi lo lắng, thậm chí là sợ hãi. Tay lái bạn sẽ có cảm giác run, khi đó bạn cảm thấy mất niềm tin vào chính mình… Tuy nhiên, việc bạn cần làm là hãy nhanh chóng chấn tĩnh bản thân, tập trung cao độ để xử lý những tình huống và kiểm soát tình hình thật tốt để chuyến đi của bạn diễn ra an toàn. 

4. Tốc độ phượt và kỷ luật
 
Khi phượt đêm, bạn cần phải dán phản quang cho xe và thống nhất cách dán để các thành viên trong đoàn dễ dàng nhận ra nhau. Tốt nhất là hãy đi với tốc độ 30km/h, không nên đi quá  nhanh, vượt ẩu và lạng lách. Luôn đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các xe trong đoàn phượt, luôn chờ các thành viên khác và có sự kiểm soát tốc độ, giữ liên lạc giữa các xe với nhau. Qua mỗi khuc cua, đoạn đổ đèo, cần phải giảm tốc độ, về số, lên số theo độ dốc, đều đặn tay ga, tay phanh… 
 
Khi lên dốc không nên đi vào đường phía chân núi
 
Khi lên dốc không nên đi vào đường phía chân núi

Ở mỗi đoạn dốc: không nên đi vào méo đường phía chân núi để tránh bánh xe bị trơn trượt do bám phả rêu. Mặt khác những cây cỏ, sỏi đá cũng có thể khiến bạn bị lệch tay lái và ngã xe, vì vậy cách tốt nhất là nên đi vào giữa đường. Trước mỗi đoạn đường cua, rẽ bạn nên bật đèn xin nhan để các xe đi sau cùng đoàn có thể đi theo và không mất phương hướng. Nếu cần dừng xe, nên bật máy và xin nhan về lề đường.

Ở đoạn đường có sương mù, đá sỏi: Với những đoạn đường này bạn chỉ nên đi với tốc độ dưới 20km/h để có thể đảm bảo xử lý mọi tình huống xảy ra một cách kịp thời. Giữ khoảng cách giữa các xe xa hơn một chút. Nếu bạn  đi đường rừng, núi, bạn cần chuyển chế độ đèn pha sang chiếu gần nếu có xe chạy ngược chiều và trước mặt. 

5. Học các kinh nghiệm xử lý tình huống

Mặc dù bạn đã nắm chắc các cung đường và thuộc lòng chi tiết về vùng đất đó, nhưng khi di chuyển vào ban đêm, trời tối làm bạn rất dễ bị mất phương hướng. Những lúc như này, bản đồ, la bàn, biển chỉ dẫn trên đường và tra cứu GPS trên điện thoại thông mình sẽ phát huy tác dụng một cách hiệu quả. Vì vậy nếu bạn gặp sự cố, bạn cần báo hiệu cho người khác, những lúc như này bạn sẽ rất cần có một chiếc đèn pin, bật lửa và hộp diêm.

Di chuyển trong đêm luôn cần sự tập trung cao độ

Di chuyển trong đêm luôn cần sự tập trung cao độ

Di chuyển trong đêm luôn cần sự tập trung cao độ nên để tránh mệt mỏi một chút lương thực và nước uống sẽ rất cần thiết để nạp năng lượng cho cơ thể, có những quyết định, phán đoán sáng suốt hơn.

Điều quan trọng nhất là bạn cần lắng nghe tình trạng sức khỏe của bản thân mình. Nếu như đang mệt mỏi, không tỉnh táo, bạn nên chuyển cho người bạn đồng hành cầm lái, dành thời gian nghỉ ngơi và để giữ an toàn, vui vẻ trong suốt hành trình phượt đêm của bạn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các kinh nghiệm du lịch tại đây. Chúc đoàn phượt của bạn có một chuyến đi an toàn, vui vẻ!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật