4 bước bồi dưỡng tố chất lãnh đạo ở trẻ không thể bỏ qua

Các bậc cha mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây nếu muốn giúp đỡ bé yêu trên con đường trở thành nhà lãnh đạo tương lai.

1. Tăng cường sự tự tin của trẻ

Có thể nói, yếu tố lớn nhất ngăn cản bé yêu trở thành ‘nhà lãnh đạo’ chính là sự tự ti. Muốn trở thành người đứng đầu, trước hết trẻ phải tự tin rằng mình có thể đứng đầu. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải luôn chú ý bồi dưỡng cho trẻ niềm tin vào bản thân mình. Hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, những môn thể thao đồng đội để trẻ làm quen với đám đông, từ đó dần dần thể hiện bản thân mình nhiều hơn.

Khi thấy trẻ có biểu hiện ngần ngại, lưỡng lự khi nói hoặc làm gì trước đông người, hãy động viên bé rằng: ‘Bố (mẹ) biết con có thể làm được’ hay ‘Bố mẹ tin vào khả năng của con’. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên khen ngợi kịp thời khi thấy trẻ làm tốt một việc gì đó. Sự công nhận của cha mẹ giúp bé yêu tự tin lên rất nhiều.

2. Dạy con nắm bắt cơ hội trở thành lãnh đạo

Năng lực lãnh đạo cũng cần trải qua rèn luyện mới có thể được nâng cao. Chính vì thế, các cha mẹ hãy khuyến khích bé nắm bắt cơ hội trở thành lãnh đạo để được tôi luyện thêm những kĩ năng cần thiết của người đứng đầu. Ngay từ khi còn nhỏ, bạn hãy động viên bé tự ứng cử vào những vị trí trong ban cán sự lớp như lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng… Đây sẽ là cơ hội đầu đời để bé thử sức mình ở vai trò lãnh đạo, học cách quản lý một nhóm người cũng như trau dồi thêm kĩ năng giao tiếp có lợi cho sau này.

Làm cán bộ lớp giúp trẻ rèn luyện kỹ năng lãnh đạo (Ảnh: Internet)

Làm cán bộ lớp giúp trẻ rèn luyện kỹ năng lãnh đạo (Ảnh: Internet)

3. Dạy con ‘nói ít làm nhiều’

Nhà lãnh đạo giỏi là người biết cách dẫn dắt, chỉ đạo tập thể hiện thực hóa những ý tưởng đã đề ra. Vì vậy, muốn đánh giá một người lãnh đạo tốt hay không, hãy nhìn vào hành động của họ thay vì lời nói. Hiểu được điều này, cha mẹ nên giáo dục cho bé tư tưởng ‘nói ít làm nhiều’, đề cao tầm quan trọng của hành động thực tế thay vì những lời nói suông, những khẩu hiệu sáo rỗng. Bạn nên bắt đầu từ việc lấy mình làm gương, luôn nói lời giữ lời, đặc biệt là những gì đã hứa với con trẻ.

4. Dạy con lắng nghe ý kiến của người khác

Một nhà lãnh đạo xuất sắc trước hết phải là người biết lắng nghe. Lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác là cách để bạn nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn, từ đó khắc phục những thiếu sót còn tồn tại. Vì thế, hãy dạy trẻ biết lắng nghe ý kiến của những người xung quanh dù tiêu cực hay tích cực. Hãy nói với bé rằng; ta phải luôn sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước và tiếp thu đóng góp của tập thể để hoàn thiện bản thân mình.

Ngoài ra, bạn cũng nên dạy con đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu khó khăn riêng của mỗi người. Một nhà lãnh đạo biết đồng cảm chắc chắn sẽ được nhận được sự yêu mến của mọi người.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật