Gợi ý những cách kỷ luật hiệu quả dành cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo

Bạn đang trong cửa hàng tạp hóa thì cô bé 3 tuổi của bạn đã bắt đầu để ý tới thùng kẹo. Bạn từ chối yêu cầu kẹo dẻo của con và rồi chuyện gì xảy ra? Dấu hiệu của một cơn mè nheo, ăn vạ dữ dội! Bạn bắt đầu toát mồ hôi, đoán chắc rằng tất cả mọi người trong cửa hiệu đều đang nhìn cô bé 3 tuổi của bạn dậm chân trên sàn thình thịch trong lúc bạn đang cân nhắc các lựa chọn. Bạn có nên lớn tiếng tuyên bố một hình phạt kiên quyết cho thấy bạn hoàn toàn nghiêm túc? Đánh lạc hướng sự chú ý của con tới một thứ khác? Hay nhấc bổng con lên và đưa ra xe?

Daniel Chorney, nhà tâm lý học trẻ em ở Halifax, đưa ra những gợi ý sau để giúp cha mẹ xử lý trong các tình huống con không ngoan, hay nói khác đi là cách kỷ luật con hợp lý:

1. Xác định rằng việc 'con hư' là bình thường

Trước hết, hãy biết rằng, trẻ từ 3 đến 5 tuổi nên khẳng định tính độc lập của mình và thử nghiệm các giới hạn. Trong khi việc này không giúp các cơn bùng nổ cảm xúc hay các giai đoạn của trẻ trở nên dễ xử lý hơn, hãy nhắc nhở bản thân rằng, cách hành xử đầy thách thức cho thấy con bạn đang phát triển đúng hướng.

Ở độ tuổi mẫu giáo, các biểu hiện như nè nheo, tức giận, ăn vạ... cho thấy con bạn đang phát triển đúng hướng

Ở độ tuổi mẫu giáo, các biểu hiện như nè nheo, tức giận, ăn vạ... cho thấy con bạn đang phát triển đúng hướng 

2. Phớt lờ, phớt lờ và phớt lờ

Từ cách nhìn của con bạn, bất cứ hành động nào thu hút sự chú ý – dù là tích cực hay tiêu cực - đều xứng đáng được lặp đi lặp lại. Do đó, nếu đầu hàng trước đòi hỏi của trẻ hoặc giận dữ la mắng trẻ có thể gây ra hậu quả là màn trình diễn ăn vạ cứ thế tiếp diễn. Thay vào đó, hãy vờ như hành vi xấu của con chẳng phiền hà gì đến bạn.

Chorney cho biết: 'Hãy đứng cạnh con và chờ đợi con giải tỏa xong cơn giận hoặc nếu bạn đang trong một cửa hiệu, tiếp tục mua sắm gần đó để bạn biết con mình vẫn an toàn'. Việc này sẽ cho trẻ thấy bạn không phản ứng với các cơn cáu giận, ăn vạ, mè nheo.

3. Kiểm soát hành vi của trẻ thay vì lo lắng nhận xét của người xung quanh

Khi những người chứng kiến hoặc các thành viên gia đình băn khoăn về việc tại sao bạn không lập tức phạt trẻ một cách kiên quyết, hãy phớt lờ những chiêu trò và tiếp tục việc bạn đang làm thực sự là phương pháp kiểm soát hành vi của trẻ ở tuổi này được các chuyên gia đồng tình.

Nhà tâm lý học Chorney chia sẻ: 'Tôi biết phụ huynh lo lắng việc những cha mẹ khác sẽ nghĩ gì khi con họ hành xử như vậy. Nhưng khi tôi chứng kiến một ông bố hay bà mẹ phớt lờ một cơn thịnh nộ của trẻ, tôi rất muốn bày tỏ sự ủng hộ và cổ vũ với họ'. Bạn đang làm điều tốt nhất cho con bạn vào thời điểm đó.

4. Phạt time-out (cho trẻ thời gian để bình tâm lại) sao cho đúng

Hình phạt time-out được nhiều bố mẹ lựa chọn, nhưng nên nhớ nó chỉ hiệu quả với trẻ mẫu giáo khi không vượt quá 3 phút

Hình phạt time-out được nhiều bố mẹ lựa chọn, nhưng nên nhớ nó chỉ hiệu quả với trẻ mẫu giáo khi không vượt quá 3 phút 

Những hành động xúc phạm hay bạo lực chỉ nên dừng lại ở việc đưa trẻ ra khỏi tình huống khiến trẻ cáu giận, ăn vạ - còn được biết đến với tên gọi 'time-out'. Một nghiên cứu năm 2016 do Andrew Riley, trợ giảng khoa nhi tại Bệnh viện Nhi OHSU Doernbecher ở Portland, Oregon, cho thấy, hơn 30% phụ huynh tham gia cuộc điều tra nhận xét, đây là phương pháp phạt con thường rất hiệu quả. Nhóm của Riley khám phá ra rằng, có sự khác biệt rõ ràng trong cách thức áp dụng phương pháp time-out, bao gồm việc đưa trẻ vào phòng riêng của trẻ hoặc thiết kế một vị trí trong nhà, đặt tên 'góc bình yên' và cho trẻ vào đó để bình tâm lại.

Riley nhấn mạnh: 'Trong khi nhiều phụ huynh muốn đưa ra lời giải thích cho hình phạt ngay lúc đó, điều tốt nhất bạn có thể làm là dừng nói chuyện và chờ đợi để thảo luận về tình huống sau khi khoảng thời gian time-out kết thúc'.

Nhà tâm lý học Chorney đồng tình rằng, điều quan trọng là hạn chế tối đa việc trò chuyện. 'Đôi khi im lặng nói lên rất nhiều điều. Thông điệp ở đây cần phải được hiểu là: ‘Con đã có được sự chú ý của bố/mẹ khi con hành xử tích cực. Nhưng con đã mất điều đó khi cư xử tiêu cực’'. Ông cũng cho biết, áp dụng phương pháp time-out lâu hơn 3 phút sẽ không hiệu quả với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.

5. 'Dán nhãn' hành vi tích cực

Không tiếc lời khen ngợi con khi trẻ hành xử một cách đúng đắn, phù hợp. Nhưng hãy đảm bảo nêu rõ hành vi tốt đó là gì. 'Bố/mẹ yêu lắm khi con tự đi giày ngay lần đầu tiên bố/mẹ nhắc' hay 'Bố/mẹ yêu lắm khi con nắm tay bố/mẹ lúc băng qua đường'. Nếu bạn quá chung chung khi đưa ra những lời khen của mình, trẻ nhỏ có thể không hiểu chúng đã làm gì tốt. Đặt tên cho những lời khen tạo ra nhiều khả năng hơn dẫn tới sự lặp lại của chuỗi hành vi tích cực đó. Bạn có thể cảm thấy hơi ngớ ngẩn khi nói: 'Bố/mẹ yêu lắm khi con tô màu lên giấy chứ không phải lên người con'. Nhưng hãy tin chúng tôi, nó rất hiệu quả.

Hãy khen ngợi rõ ràng những hành vi tích cực của con (Ảnh minh họa).

Hãy khen ngợi rõ ràng những hành vi tích cực của con (Ảnh minh họa).

6. Trong vùng báo động đỏ

Chorney gợi ý cha mẹ có thể sử dụng màu sắc đèn giao thông và trò chơi 'đèn đỏ, đèn xanh' để giúp dán nhãn các cảm xúc. Nếu muốn một đứa trẻ đang cáu giận bình tâm trở lại, bạn có thể nói: 'Giờ con đang vào vùng báo động đỏ rồi. Con có thể tới và nói chuyện với bố/mẹ khi con cảm thấy mình đang ở vùng màu vàng' hoặc 'Con đang trong vùng màu vàng rồi. Hãy hít thở thật sâu và cố gắng trở lại vùng màu xanh nhé'. Trẻ sẽ học cách nhận ra các cảm xúc phát triển theo hướng leo thang như thế nào và tại sao việc hít thở sâu và nói ra những cảm xúc của mình lại quan trọng.

Các chuyên gia không khuyến nghị áp dụng hình thức kỷ luật lấy đi những đặc quyền của trẻ với các bé ở độ tuổi mẫu giáo. Những hình phạt như không cho trẻ xem thiết bị điện tử hay nói cho đứa trẻ 4 tuổi của bạn rằng con không được ăn món tráng miệng nếu không ăn bữa tối sẽ hiệu quả với trẻ lớn tuổi hơn vì chúng có thể thực sự hiểu được ý nghĩa của việc mất đi thứ gì mình muốn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật