Những thói quen của bố mẹ khiến trẻ 'đi sai đường'

Đối với trẻ em, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên.

Khi các bé còn chưa hoàn toàn nhận thức được đúng và sai, chúng chỉ thường quan sát và bắt chước theo hành vi của bố mẹ. Do đó, cha mẹ luôn cần tự điều chỉnh thói quen sống của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để phòng tránh việc tự mình dẫn con đi sai đường.

1. Quá chiều con

Nhiều cha mẹ sống rất tiết kiệm, dè sẻn từng đồng để vun vén gia đình chẳng nỡ mua cho mình bộ quần áo mới nhưng lại rất nuông chiều con cái, luôn đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của trẻ. Thói quen đó sẽ khiến trẻ trở thành người chỉ biết đòi hỏi mà không biết cho đi.

Quá chiều con sẽ khiến trẻ trở thành người chỉ biết đòi hỏi mà không biết cho đi

Quá chiều con sẽ khiến trẻ trở thành người chỉ biết đòi hỏi mà không biết cho đi 

2. Hay 'tranh chấp'

Nhiều cặp vợ chồng thường xuyên đôi co trước mặt con hay tranh cãi với người khác khi ở bên trẻ. Thậm chí có 1 số người còn xô đẩy, cãi cọ với mọi người chỉ vì xếp hàng đợi thanh toán ở siêu thị.

Người lớn nên giữ thái độ bình tĩnh, tránh để những cách cư xử xấu trở thành kỹ năng xã hội của trẻ. Nếu không trẻ sẽ cho rằng hành vi cãi nhau, chửi bới hay đánh nhau là những phương pháp tốt để giải quyết xung đột.

3. Không tuân thủ quy tắc

Đường tắc, bố mẹ thản nhiên đi xe lên vỉa hè. Khi con hỏi, bố trả lời: 'Không sao đâu ở đây làm gì có công an.' Từ trường hợp này, trẻ sẽ rút ra bài học rằng ở những nơi không có ai giám sát thì mình muốn làm gì cũng được, chỉ cần không để bị bắt là được.

4. Hay oán trách

Khi bạn bè sai hẹn, mẹ nói với con: 'Từ sau con đừng quan tâm tới bạn ấy nữa'. Điều này sẽ khiến trẻ có xu hướng: khi xảy ra sự cố khiến bản thân thất vọng, trẻ không tích cực nghĩ phương án giải quyết mà chi biết đổ tội và oán trách người khác.

5. Không lắng nghe

Khi con trẻ muốn kể chuyện cho bố mẹ nghe, nhiều người viện cơ bận để tránh né câu chuyện của trẻ. Hành động này của người lớn sẽ khiến trẻ cảm thấy gia đình rất tẻ nhạt, về nhà rất chán vì ai cũng chỉ lo việc của người nấy. Dần dần, trẻ sinh chứng ngại chia sẻ và không biết đùa.

6. Hay dọa nạt

Con gái nằng nặc đòi bố mẹ mua cho mình búp bê, vì muốn dỗ dành con, mẹ nói: 'Con không nghe lời mẹ là cảnh sát đến bắt con đi đấy' hay 'Con không nghe lời bố mẹ mặc kệ con đấy',... Cho đến 1 thời điểm trẻ nhận ra chỉ là bố mẹ gạt mình, bé sẽ có thái độ chống đối và không bao giờ tin tưởng người lớn nữa.

7. Nói dối, viện cớ

Giáo viên của con yêu cầu phụ huynh viết 1 bài phát biểu để trình bày trong buổi họp phụ huynh sắp tới nhưng bạn chưa kịp làm. Bạn gọi điện cho giáo viên và nói dối là mình bị ốm, không viết được. Lúc này, trẻ sẽ học được 1 điều: không cần nỗ lực sửa chữa sai sót của mình, chỉ cần viện 1 lý do để chối bỏ trách nhiệm là có thể dễ dàng đùn đẩy sang cho người khác, còn mình thì nhàn thân.

8. Nói xấu vợ/chồng với con

Khi hôn nhân đi vào ngõ cụt, trong lòng chúng ta đầy những oán trách với đối phương, thế là chúng ta kể với con những điểm xấu ở người đó và nói: 'Bố (mẹ) con không thương con nữa đâu nên về sau, con cùng không cần quan tâm đến bố (mẹ) nữa'. Điều này sẽ khiến trẻ học được cách oán hận và sinh lòng báo thù. Nguy hiểm hơn, trẻ sẽ vì điều này mà mất đi niềm tin vào hạnh phúc của cuộc đời mình.

9. Mang con ra so sánh

Cha mẹ hay nói với con: 'Con xem con nhà người ta học hành giỏi hơn con bao nhiêu!'. Mang 'con nhà người ta' ra làm tiêu chuẩn để đánh giá con mình không chỉ khiến trẻ mất đi niềm tin vào bản thân mà còn khiến chúng sinh lòng đố kỵ, ghen ghét với những bạn giỏi hơn mình.

10. Quá bao bọc con

Trong phòng bếp bận rộn đủ thứ, con chạy vào giúp mẹ mở vung nồi canh đang sôi, mẹ liền đuổi ra: 'Ra ngoài đi, trong này không có việc cho con đâu. Nhỡ may bỏng cái thì làm thế nào?'. Như thế được gọi là quá bao bọc con, nhiều lần tiếp diễn sẽ khiến con có suy nghĩ rằng, mọi việc đều có bố mẹ lo hết, mình chẳng việc gì phải bận tâm.

Quá bao bọc con

Quá bao bọc con

11. Nói và làm không đồng nhất

Trước mặt người khác, bố mẹ dạy con phải biết kính trên nhường dưới nhưng khi đi xe buýt lại tranh giành chỗ ngồi với người già và trẻ nhỏ. Hoặc ở những nơi có biển báo 'cấm vào', bố mẹ vẫn cố cho con vào bằng được để chụp tấm ảnh lưu niệm. Việc người lớn nói 1 đằng làm 1 nẻo khiến trẻ rất khó để nhận biết đúng sai, sau này lớn lên cũng không tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực.

12. Không nhận mình sai

Bố hoặc mẹ sơ ý làm vỡ chiếc cốc thủy tinh, các mảnh kính nhỏ vung vãi trên sàn. Con không may dẫm phải đau điếng khóc nấc lên, lúc này bố lại trách con đi đứng kiểu gì 'không có Mắt à?'. Chính lỗi sai do mình gây ra nhưng lại không dám thừa nhận, điều này sẽ khiến cho trẻ trở thành 1 người vô trách nhiệm và thiếu dũng cảm để đối mặt với vấn đề của mình.

13. Không thừa nhận ưu điểm của người khác

Đồng nghiệp của bố được thăng chức, bố cảm thấy không hài lòng, bèn mỉa mai: 'Ông đấy thì có gì giỏi, chẳng qua viết báo cáo hay hơn...'. Không chịu thừa nhận mình kém cỏi hơn người khác, trẻ dần dần cũng sẽ tự coi mình là trung tâm, không có chí tiến thù mà chỉ mãi đố kỵ với người ưu tú hơn mình.

14. Kìm hãm sự hiếu động của con

Khi trẻ định mở tung chiếc đồng hồ báo thức ra để xem có gì bên trong, bố/mẹ thường sẽ quát: 'Đừng có nghịch lung tung!'. Như vậy, người lớn đang kìm hãm tính hiếu động của trẻ, buộc con phải 'nghịch ngầm'. Ngược lại, bố mẹ nên mua cho con những món đồ chơi có thể tháo ròi ra được và cùng con tìm hiểu những thứ bí ẩn bên trong món đồ đó. Đối với trẻ, đó là sự khám phá vô cùng quý báu.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật