Bạn nhớ gì về những lễ nghi ngày Tết cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ

Tết Việt từ xưa đến nay không chỉ là dịp đoàn tụ gia đìnhsum vầy cháu con đón chào năm mớimà còn là dịp để người Việt thể hiện những phong tục đẹp trong văn hóa ngày xuân của mình. Mỗi vùng miền đều có những lễ nghi, phong tục tập quán khác nhau. Những lễ nghi vùng đồng bằng Bắc Bộ dường như cũng không mấy thay đổi quá nhiều so với thời trước. 

Thú chơi ngày Tết cổ truyền

Nhắc đến thú sắm Tết ở đồng bằng Bắc Bộ không thể không nói đến thú chơi chữ, chơi tranh. Xưa, người Việt có tục năm hết Tết đến thường đến nhà ông đồ, ông nghè, ông cử trong vùng xin chữ về treo trong nhà với mong muốn con cái học hành thông minh và nhìn theo chữ thánh hiền để tu sửa tâm tính, nếp ăn, nếp ở.

 

Một trong những lễ nghi ngày tết chủ đạo là tục xin chữ ông Đồ

Ngày nay, người ta vẫn giữ nếp ấy. Riêng tranh dân gian, dòng tranh chủ đạo được chuộng là tranh Đông Hồ với những hình ảnh dân dã.
Nói đến văn hóa ẩm thực ngày Tết tại các miền quê Bắc Bộ cũng vô vàn điều thú vị. Mâm cơm Tết của người miền Bắc bao giờ cũng có các món truyền thống như: bánh chưng xanh dưa hành muối thịt gà luộc, nem rán, giò lụa, canh măng hoặc miến nấu lòng gà… Ngoài ra, không thể không có các món bánh trái, mứt kẹo dùng để ăn chơi như: mứt gừng mứt dừa, mứt bí, mứt hạt sen hạt dưa,… Hình ảnh cả gia đình ngồi quây quần gói bánh rồi lại vui quanh bếp lửa nấu nồi bánh là hình ảnh thân thương trong kí ức những người sống xa nhà, xa quê hương.

Lễ nghi ngày Tết cổ truyền


Từ xưa đến nay, tuy các lễ nghi ngày Tết có đôi chút thay đổi, nhưng những phong tục, lễ nghi quan trọng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì dường như không mấy thay đổi, như tục trồng cây Nêu, lễ tiễn ông Công ông Táo (vị thần cai quản chuyện bếp núc của mỗi nhà) về Trời, cúng tất niên (vào ngày cuối năm âm lịch), cúng giao thừa (thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới), xông đất, lì xì, đi lễ chùa xin lộc,…

 

Mâm cơm cúng giao thừa truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ

Tết nguyên đán tuy chỉ diễn ra trong ba ngày đầu của tháng Giêng. Tuy nhiên, trước và sau đó hàng chục ngày là nhiều hoạt động liên quan đến Tết diễn ra. Mấy ngày Tết mọi người sẽ đến nhà nhau và chúc Tết. Con cháu thường chúc ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, trường thọ; ông bà, cha mẹ chúc con cháu hiếu thảo, ngoan hiền; bạn bè chúc nhau năm mới ăn nên làm ra… Sau mấy ngày Tết, mọi nhà lại làm một cái lễ gọi là cúng đưa để kết thúc ngày Tết.


Đối với người Việt, đông vui nhất, nhộn nhịp nhất là tục du xuân mọi nhà nô nức đi chùa du xuân trong tất cả các ngày Tết. Mọi người quan niệm, đến với cửa chùa vào ngày đầu năm mới là đến với sự thánh thiện, để rũ bỏ những điều phiền muộn, lo toan của năm cũ, và mong chờ vào những điều mới tốt đẹp hơn trong năm mới. Điều này lâu nay dường như đã trở thành một lễ nghi không thể thiếu được vào ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.

 

Đi chùa đã trở thành lễ nghi không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền


Ngoài đi chùa, người ta còn đi hội. Trải khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều lễ hội nổi tiếng, trong đó có thể kể đến Hội Gióng ở Sóc Sơn, Hội Cổ Loa,… Người dân du xuân đi hội không chỉ để vui chơi mà còn là cách thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về những kỳ tích của các bậc tiền nhân trong việc gây làng, dựng nước, giữ nước..


Để hiểu rõ hơn về không gian đón Tết của một gia đình đồng bằng Bắc Bộ, cũng như những lễ nghi ngày Tết cổ truyền của Việt Nam dịp Tết Nguyên đán 2017 này, bạn cùng gia đình hãy đến Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ HN, 50 Đào Duy Từ, P.Hàng Buồm, Hoàn Kiếm Hà Nội để cùng trải nghiệm nhé. Không gian đón Tết của một gia đình đồng bằng Bắc Bộ sẽ được trưng bày đến hết ngày 22.02.2017.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật