Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và những thông tin bạn cần biết

Nhiễm khuẩn đường ruột là một trong những bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, nếu không kịp thời phát hiện, phòng chống và chăm sóc, trẻ có nguy cơ bị tử vong rất cao.

Triệu chứng ở trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Tùy vào mỗi loại vi khuẩn mức độ nhiễm khuẩn và tình trạng sức khỏe của bé mà trẻ sẽ có một số biểu hiện sau:

 - Ăn mất ngon, chán ăn

 - buồn nônnôn mửa

 - Tiêu chảy

 - Đau bụng và chuột rút

 - Máu trong phân

 - Sốt

 - Nếu kéo dài sẽ bị sụt cân, chậm lớn.

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Hệ tiêu hóa của trẻ những năm đầu đời khá non yếu, do vậy có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trong mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.

– Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh về đường ruột cho trẻ:

 + Ersinia: Được tìm thấy trong thịt lợn

 + Khuẩn tụ cầu: Được tìm thấy trong các sản phẩm sữa thịt và trứng

 + Shigella: Được tìm thấy trong nước (thường hồ bơi)

 + Salmonella: Có trong thịt, các sản phẩm từ sữa và trứng

 + Sampylobacter: Được tìm thấy trong thịt và gia cầm

 + E. coli: Tìm thấy trong thịt bòrau sống.

Điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn thường dễ điều trị hơn so với nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em Nguyên tắc chung là phải giữ đủ nước và tránh các biến chứng.

1. Trường hợp nhẹ

Trường hợp này bạn hoàn toàn có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thông thường chỉ sau 1-2 ngày (có thể lâu hơn tùy vào mỗi trẻ) là khỏi:

 - uống nước thường xuyên, với trẻ sơ sinh thì phải được bú sữa

 - Ăn/ uống nhiều trái cây có kali như chuối cam nước dừa tươi đặc biệt lưu ý với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng chưa thể ăn những loại này.

 - Chia nhỏ bữa ăn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong ngày

 - Làm mềm thức ăn để trẻ dễ nuốt và tiêu hóa

 - Một số loại đồ uống như: Gừng rượu dấm táo húng quế sẽ giúp làm dịu dạ dày chống nhiễm trùng

 - Có thể dùng dung dịch Oresol nếu biểu hiện trở nên nặng hơn.

Nếu các triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà

Nếu các triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà

2. Trường hợp nặng

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau bạn nên cho bé đi khám:

 - tiêu chảy kèm theo sốt tiêu chảy nhiều lần (5 - 6 lần/giờ)

 - Phân có nhày lẫn máu hoặc phân toàn nước, đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít.

 - Trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được nôn mửa nhiều

 - Bạn không nên tự ý cho bé uống thuốc đau bụng hay thuốc kháng sinh đặc biệt với trẻ sơ sinh Vì điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật