Các bước sơ cấp cứu nhanh khi gặp trẻ bị đuối nước

Mùa hè đến tỷ lệ trẻ bị đuối nước lại tăng cao, nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ tử vong. Dưới đây là các bước sơ cấp cứu nhanh khi trẻ bị đuối nước.

Khi bị đuối nước trẻ sẽ có dấu hiệu ngưng thở và tim đập chậm lại nếu không được phát hiện và đưa lên bờ kịp thời sẽ dẫn đến thiếu oxy trong máu, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp

Theo đó, khi bị đuối nước, lần ngưng thở đầu tiên của trẻ sẽ kéo dài trong vòng từ 20 giây cho đến ngưỡng nhất định 5 - 7 phút (tùy vào từng nạn nhân) thì nhịp thở sẽ xuất hiện trở lại, và lúc này trẻ sẽ có nguy cơ hít các dị vật vào phổi gây co thắt thanh quản tức thì. Sau đó, ở trẻ sẽ xuất hiện lần ngưng thở 2, tương tự như lần 1 khi nhịp thở xuất hiện trở lại nước và dị vật sẽ bị hít vào trong phổi dẫn đến nhịp tim hoạt động chậm lại, loạn nhịp tim tim ngừng thở và nạn nhân sẽ tử vong tức thì nếu không được phát hiện và cấp cứu sớm.

Nếu phát hiện trẻ bị đuối nước, thực hiện các bước sơ cấp cứu nhanh:

1. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Sau đó, người cấp cứu dùng tay quàng qua nách để dìu nạn nhân lên bờ rồi gọi thêm người giúp đỡ.

2. Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm cho nạn nhân. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hà hơi thổi ngạt.

Cách thực hiên như sau: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi nạn nhân. Tiếp đến người cấp cứu dùng ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân, sau đó hít thở thật sâu rồi thổi hơi trực tiếp qua miệng nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.

Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì cần hà hơi thổi ngạt 

Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì cần hà hơi thổi ngạt

Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì cần hà hơi thổi ngạt

3. Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.

Cách tiến hành như sau: Vị trí ép tim nằm ở 1/2 dưới xương ức

 - Đối với trẻ nhỏ chỉ dùng gót bàn tay của một cánh tay để ép lên vị trí tim. Còn với những trẻ lớn dùng cả hai tay để ép lồng ngực như sau: hai tay chồng lên nhau sau đó tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần suất 100 lần/phút. Có thể ước lượng bằng cách 1 lần đếm là một lần ép tim.

- Trong trường hợp chỉ có một người cấp cứu thì cứ 30 lần ép tim thì thực hiện 2 lần hà hơi thổi ngạt. Còn nếu có 2 người cùng cấp cứu thì 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân có thể thở trở lại. 

Nếu mạch vẫn không đập thì cần ép tim ngoài lồng ngực

Nếu mạch vẫn không đập thì cần ép tim ngoài lồng ngực

4. Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại.

5. Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.

6. Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp tuần hoàn của trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật