Một số lời khuyên vàng giúp bạn giảm lượng rượu uống hàng ngày

Uống quá nhiều rượu hoặc uống thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương hoặc bệnh lý các cơ quan trong cơ thể. Bạn có nên nghĩ đã đến lúc kiểm soát lượng rượu. Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn giảm lượng rượu uống hàng ngày. 

Theo dõi thói quen uống rượu của bản thân

Thay vì dựa vào trí nhớ bạn nên viết vào nhật ký/ sổ tay chính xác lượng rượu và tần suất uống. Khi có “nhật ký” uống rượu, bạn sẽ biết được mình đang lượng rượu cũng như tần suất uống của mình ra sao.

Thay đổi thói quen uống rượu

Kiểm soát lượng rượu uống bằng cách đặt ra một số mục tiêu. Chẳng hạn: Không uống một mình hoặc khi stress Nếu bạn có thói quen uống rượu, nhất thiết phải xây dựng lịch ít nhất trong tuần 2 ngày không uống rượu.

Không được uống rượu khi đói

Uống rượu khi đói rất hại sức khỏe Các chuyên gia khuyên bạn nên uống rượu lúc no. Điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thu rượu.

Theo các chuyên gia, không được uống rượu khi đói

Theo các chuyên gia, không được uống rượu khi đói

Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn uống khi dạ dày trống rỗng niêm mạc dạ dày và thực đạo bị chất cồn kích thích dễ phát sinh tổn thương làm cho dạ dày đau đớn, thậm chí có hiện tượng nôn mửa chảy máu lâu ngày dẫn tới viêm dạ dày cấp tính.

Giải khát bằng nước lọc

Khi uống rượu, nên dùng nước lọc để giải khát. Các chuyên gia lý giải, khi uống rượu, hãy uống thêm nước thật nhiều để làm loãng nồng độ rượu trong bao tử. Nó vừa giúp hạn chế say, vừa làm giảm độc tố trong cơ thể.

Nhấm nháp rượu một cách chậm rãi

Thay vì uống cạn chén rượu sau mỗi lần rót, bạn hãy uống thành nhiều ngụm. Theo các bác sĩ, cơ thể bạn có khả năng tiêu hóa chừng 35-40ml rượu nguyên chất trong mỗi tiếng đồng hồ. Nếu bạn có thể uống từ từ, chậm rãi, hoặc lâu hơn mức thế, bạn sẽ không bị say.

Nếu bạn uống rượu từ từ, chậm rãi, hoặc lâu hơn mức thế, bạn sẽ không bị say.

Nếu bạn uống rượu từ từ, chậm rãi, hoặc lâu hơn mức thế, bạn sẽ không bị say.

Không uống rượu với các loại bia, nước ngọt

Dùng đồ uống không cồn sau mỗi lần 2 chén rượu. Không nên uống các loại bia rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có ga. Điều này sẽ khiến bạn say nhanh hơn. Đặc biệt, không nên uống rượu chung với nước ngọt vì trong nước ngọt có ga làm cho chất cồn nhanh chóng lan tỏa khắp người gây hại cho dạ day, ruột gan thận

Sử dụng rượu có nồng độ cồn thấp

Các lựa chọn thay thế bao gồm: bia rượu có nồng độ cồn thấp. Bạn nên chọn loại rượu có nồng độ cồn thấp như rượu vang bởi nó là loại đồ uống lên men…... Nồng độ cồn trong rượu vang thấp hơn khoảng 4-5 lần so với rượu mạnh, có nồng độ cồn từ 40-75%.

Không tham gia hô “Zô Zô”

Hãy uống theo tửu lượng của bạn. Nếu bạn phải mời bạn bè một chầu rượu, bản thân hãy dùng đồ uống không cồn.

Tránh các thức ăn mặn

Các loại thức ăn mặn như khoai tây chiên và đậu phộng điều này sẽ làm bạn khát nước khiến bạn sẽ uống rượu nhiều hơn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, thay vì uống rượu bạn nên làm một việc gì đó có ý nghĩa hơn để giữ sức khỏe Chẳng hạn như khiêu vũ, chơi trò chơi dưới nước.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, trong những dịp tiệc tùng, chúng ta chỉ nên thưởng thức một ít rượu hoặc bia với mức độ vừa phải. Nhưng nên kiềm chế về số lượng và số lần uống trong tuần, để tránh vượt quá giới hạn an toàn cho sức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật