Món ăn từ thịt ngỗng giúp bồi bổ ngũ tạng, ngừng tiêu khát

Ở phương Tây trong dịp Tết và Noel không thể thiếu con ngỗng quay trên bàn ăn bởi họ quan niệm ăn thịt ngỗng trong dịp năm mới sẽ đem lại cho gia đình mình nhiều may mắn Ở nước ta ngỗng cũng được các đầu bếp chế biến thành những món ăn khá độc đáo như ngỗng quay ngỗng tẩm bột ngỗng xào lănngỗng nướngngỗng hấp... Với thành phần giàu protein lipid các hợp chất carbon, Ca, P, Fe vitamin C... không chỉ có giá trị về dinh dưỡng ngỗng còn có công dụng làm thuốc chữa bệnh được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời.

Theo Đông y thịt ngỗng ngọt tính bình vào tỳ phế. Tác dụng bổ ngũ tạng, ích khí bổ hư, ngừng tiêu khát. Dùng cho các trường hợp gầy còm, mỏi mệt, suy nhược cơ thể tiểu đường Mật ngỗng thanh nhiệt giải độc; máu ngỗng trị trúng tên độc; trứng ngỗng bổ trung ích khí; lông và màng da chữa bệnh ngoài da, vỏ trứng trị mụn nhọt Sau đây là một số cách dùng ngỗng làm thuốc

Món ăn từ thịt ngỗng chữa bệnh

Trị ung nhọt: lông ngỗng sao cháy 40g phèn chua 80g. Nghiền nhỏ, dùng nước cơm làm thành viên. Mỗi lần 8g, uống với rượu nhẹ.

Món ăn từ thịt ngỗng chữa bệnh hiệu quả không ngờ

Món ăn từ thịt ngỗng chữa bệnh hiệu quả không ngờ 

Hoặc lông ngỗng sao tồn tính 40g, hùng hoàng 12g, xuyên ô 6g, thảo ô 6g sáp ong vừa đủ. Nghiền trộn lông ngỗng, hùng hoàng, xuyên ô, thảo ô thành bột mịn; giã trộn với sáp ong nóng chảy để làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, uống với rượu trị mụn nhọt độc.

Trị phong độc ngứa lở: khổ sâm 600g, lông ngỗng 320g. Lông ngỗng sao tồn tính, trộn với khổ sâm khô, tán nhỏ. Dùng nước cơm làm hồ, viên bằng hạt ngô (3g). Lấy chu sa làm áo. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10g, uống với rượu loãng. Chữa phong ngứa nổi khắp mình, nổi đỏ, gãi ngứa khác thường, chân tay đau nhức, da dẻ nứt nẻ phụ nữ âm hộ lở loét ướt và ngứa.

Giảm đau, chịu đánh không đau: ống lông ngỗng có máu 7 cái, giun đất 7 con nhũ hương 5g Lông ngỗng sao cháy tồn tính, giun đất sao hoặc nướng giòn cùng với nhũ hương nghiền thành bột mịn, thêm ít sáp ong làm viên. Ngày uống 2 lần (sáng, tối); mỗi lần uống 4g với rượu loãng.

Trị hạch ở cổ (loa lịch): lấy tất cả lông, màng da chân và miệng, để lên miếng ngói đang nung đỏ cho cháy. Lấy than nghiền nhỏ chia làm 10 phần, mỗi phần uống trong ngày, uống sau bữa ăn.

Thịt ngỗng hầm bổ khí, bổ âm, dùng trong trường hợp người mệt,  ăn kém, đái tháo đường

Thịt ngỗng hầm bổ khí, bổ âm, dùng trong trường hợp người mệt,  ăn kém, đái tháo đường

Nước ép thịt ngỗng: thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nấu ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường

Ngỗng hầm bổ khí: ngỗng 1 con hoàng kỳ 30g, đảng sâm 30g, sơn dược 30g. Ngỗng làm sạch bỏ ruột; cùng nấu dược liệu, thêm gia vị cho phù hợp. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn kém mệt mỏi

Ngỗng hầm song bổ thang: thịt ngỗng 1 con thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Bổ khí, bổ âm, dùng trong trường hợp miệng họng khô khát nước mệt mỏi thở gấp ho suyễn, ăn kém đái tháo đường

Kiêng kỵ:

Người đang có thấp nhiệt (nhiễm khuẩn cấp tính) không dùng.

Thịt ngỗng tác dụng bổ âm, bổ khí mạnh, nhưng tránh lạm dụng vì dễ gây rối loạn tiêu hóa.
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật