Ô mai - Thành phần hóa học và tác dụng trị bệnh của ô mai

Ô mai

Thu hái:

Vào tháng 3-4 khi quả chín, vỏ vàng là hái được. Bộ phận dùng: Quả (trái) đã chế biến (Fructus Mume). Quả lớn, vỏ ngoài mầu den, cùi dầy, hạt nhỏ, mềm ẩm, vị rất chua là loại tốt.

Mô tả dược liệu:

Ô mai có dạng hình cầu, không theo 1 quy tắc nào, hoặc hình tròn dẹt, to nhỏ không đều nhau, đường kinh 2-2,6cm.

Vỏ ngoài mầu đen hoặc đen nâu, nhăn, một đầu có rốn tròn lõm xuống. Cùi mềm có thể bóc được, hạt cứng, hình bầu dục, mầu vàng nâu, trong có 1 hạt nhân mầu vàng nhạt, không mùi, nghiền với nước có mùi thơm đặc biệt. Cùi quả hơi có mùi chua đặc biệt, vị rất chua.

Bào chế:

+ Hái qủa về, phơi trong râm cho h o. Nhúng vào nước đang sôi cho đến khi quả hơi nứt. Vớt ra, trải mỏng, phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khi khô, vỏ nhăn lại thì đem đồ rồi lại phơi. Cứ làm vậy cho đến khi Ô mai tím đen thì thôi. Bỏ hột, dùng khói lửa hun thành mầu đen

Bảo quản: Để nơi khô kín, nên hút ẩm.

Thành phần hóa học: Trong ô mai có Citric acid, Malic acid, Succinic acid, Sitosterol.

Ô mai không chỉ là món ăn mà còn được dùng trị tiêu chảy, chống ung thư

Ô mai không chỉ là món ăn mà còn được dùng trị tiêu chảy, chống ung thư

Tác dụng dược lý từ ô mai

+ Tác dụng chống dị ứng

+ Tác dụng chống ung thư

+ Trị tiêu khát, phiền muộn

+ Trị kiết lỵ ra mủ, máu

+ Trị đau bụng do giun

+ Trị giun chui ống mật

+ Trị trĩ nội

+ Trị viêm gan do virus

+ Trị trẻ nhỏ tiêu chảy

+ Ô mai rất chua. Chua chủ về thu liễm, công dụng cho vào thuốc là ở vị chua. Da thịt gặp vị chua thì thu sáp, do đó ho lâu ngày, hạ huyết, sát vào chân răng tiêu được thịt dư, trị chứng hồi quyết sốt rétkiết lỵ lâu ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật