Bị mất sữa khi đang cho con bú phải khắc phục như thế nào?

Bị mất sữa khi đang cho con bú phải làm sao? Sau đẻ không có sữa, ít sữa hoặc mất sữa do nhiều nguyên nhân: tại chỗ, toàn thân như: có sữa nhưng không bài tiết được do tia sữa không thông hoặc bản thân người mẹ không sản sinh được sữa do khí huyết quá hư suy từ trước, hoặc sau sinh đẻ do các tác nhân khác làm ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa... Tất cả những nguyên nhân trên đều gây ra ít sữa, không có sữa hoặc mất sữa hoàn toàn.

Bị mất sữa khi đang cho con bú phải khắc phục như thế nào?

Mất sữa khi đang cho con bú là tình trạng mà nhiều bà mẹ bỉm sữa hay gặp phải. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau như căng thẳng sau sinh, chế độ dinh dưỡng cho các mẹ bị thiếu chất, mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh, cho con bú không đúng cách... Do đó, để hạn chế cũng như xử lý tình trạng mất sữa, các mẹ hãy áp dụng 5 tuyệt chiêu sau.

1. Cho bé bú đúng cách

Cho bé bú đúng cách là phương pháp hiệu quả để kích thích tuyến vú tiết sữa Nếu mẹ cho bé bú không đúng cách hoặc sai tư thế sẽ khiến phản xạ tiết sữa tuyến vú bị hạn chế thậm chí bị viêm tắc tia sữa Do đó khi vừa mới sinh mẹ cần cho bé bú thường xuyên.Cho bé bú đúng cách như sau:

- Ôm con vào lòng, khuyến khích bé mở miệng và giữ hai tay sao cho môi bé ngậm chặt đầu ti của mẹ. Chú ý đừng để lưỡi bé cuốn vào trong mà phải nằm trên hàm dưới, đầu ti của mẹ nằm trên lưỡi bé để giúp bé bú thoải mái hơn.

Bị mất sữa khi đang cho con bú mẹ cần cho con bú đúng cách

Bị mất sữa khi đang cho con bú mẹ cần cho con bú đúng cách



- Cởi bớt quần áo của bé để tạo sự tiếp xúc giữa da mẹ và bé giúp quá trình bú của bé thuận lợi hơn.

- Khuyến khích trẻ đừng ngậm đầu ti mà nên ngậm cả núm vú để bú được nhiều hơn.

2. Chế độ ăn uống đầy đủ chất

Chế độ ăn uống cho các mẹ sau sinh có một vai trò quan trọng trong việc giúp mẹ lấy lại sức và tăng cường số lượng chất lượng sữa cho bé. Nhiều bà mẹ còn chịu những quan niệm xa xưa nên sau sinh kiêng kem đủ thứ. Điều này khiến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa. 

Do đó, mẹ cần bổ sung một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất tập trung vào các loại thực phẩm lợi sữa như đu đủ xanh, cháo móng giò chuối sứ quả sung hoa chuốirau khoai lang rau đay, lạc, hạt bí rau ngót

3. Nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái

Tinh thần căng thẳng stress khiến nội tiết tố thay đổi, mẹ dễ rơi vào rạng thái trầm cảm Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của tuyến yên, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.

Vì vậy, để không gặp phải tình trạng mất sữa khi đang cho con bú thì mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng quá mệt mỏi và lo lắng. Hãy dành cho mình nhiều thời gian để ngủ. Mỗi ngày, mẹ nên ngủ ít nhất 10 tiếng, khoảng 2 – 4 tiếng vào ban ngày và 6 – 8 tiếng vào ban đêm để cơ thể được nghỉ ngơi, quá trình tiết sữa cũng trở nên thuận lợi hơn.

4. Uống nhiều nước

Nước là thành phần quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Đối với các mẹ sau sinh thì nước đóng vai trò quan trọng trong việc "sản xuất" sữa. Do đó, mẹ nên uống nhiều nước, mỗi ngày khoảng từ 2 – 2 5 lít. 

Các loại nước mẹ có thể sử dụng hàng ngày để tăng lượng sữa cho bé yêu như nước lọc, sữa nóng, nước gạo lứt rau má nước đậu, nước lá mít non, lá rau ngót lá chè vằng, các loại nước trái cây,…

Uống nước giúp khắc phục tình trạng tắc tia sữa

Uống nước giúp khắc phục tình trạng tắc tia sữa

5. Thực hiện các động tác massage ngực

Massage ngực là một phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc kich thích tuyến vú tiết sữa. Mẹ chú ý thực hiện đúng và đầy đủ các động tác massage sau đây để mang lại hiệu quả tốt nhất:

- Mẹ rửa tay sạch sẽ xà bông hoặc gel tiệt trùng trước khi massage và nhớ là không sử dụng bất kỳ loại dầu massage nào bởi nó có thể gây hại cho trẻ.

- Dùng đầu ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa vuốt nhẹ theo động mạch tuyến vú giúp giảm tắt nghẽn sữa.

- Dùng 3 đầu ngón tay xoay tròn 4 vòng quanh vùng quầng vú. Mẹ vừa xoay vừa đổi chiều liên tục. Động tác này giúp quầng vú mềm và bé sẽ dễ dàng bú hơn.

- Tiếp tục dùng 3 ngón tay chụm lại, túm và kéo nhẹ đầu vú ra ngoài để giúp tăng cường phản xạ tiết sữa khi bé bú.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật