Cách nhận biết và phòng chống chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là trạng thái mệt mỏi, lo âu của phụ nữ sau khi sinh em bé. Chứng trầm cảm sau sinh không phải một căn bệnh. Bạn có thể gặp một vài triệu chứng trong số rất nhiều các biểu hiện khác nhau của các bà mẹ.

Trầm cảm sau sinh khiến phụ nữ suy nghĩ tiêu cực, luôn luôn lo lắng, họ thậm chí không thiết tha cuộc sống, họ cảm thấy khó khăn khi đối diện với mọi vấn đề.

Theo thống kê mới đây của bệnh viện Tâm thần Mai Hương thì có tới khoảng 15% phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng bởi trầm cảm Đáng chú ý, khi bị trầm cảm sau sinh có tới 40% phụ nữ nghĩ đến tự tử Và có không ít trường hợp thậm chí còn nghĩ đến chuyện giết chính con của mình.

Điều nguy hiểm là khi mới bắt đầu phát bệnh, trầm cảm không có biểu hiện đặc trưng. Nhiều người nghĩ đó là chỉ là biểu hiện tiêu cực trong cảm xúc và sẽ tự hết dần. Thế nhưng, thực tế là nếu không được điều trị, trầm cảm có thể kéo dài đến cả năm, đồng thời gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc.Tuy nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa là không thể nhận biết trầm cảm sau sinh ở giai đoạn đầu. 

tram cam

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Bạn cảm thấy cuộc sống khó khăn, luôn có cảm giác không thể làm tròn nhiệm vụ của một người mẹ. Bạn gặp khó khăn trong việc phải chăm sóc em bé, đặc biệt là những người sinh con lần đầu.

Bạn dễ xúc động và không biết phải làm sao để có thể chăm sóc con tốt nhất. Tình trạng lo lắng thường theo hướng tiêu cực. Bạn không cảm thấy hạnh phúc, dễ căng thẳng Đây là khoảng thời gian các bà mẹ cần có nhiều người xung quanh động viên.

Bạn không cảm thấy gắn bó với đứa con, không vui khi được làm mẹ Bạn không có hứng thú tìm hiểu về cách làm mẹ tốt nhất. Không phải tất cả các bà mẹ mắc trầm cảm sau sinh đều như vậy, nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Bạn luôn sợ hãi khi làm mẹ, dễ bị kích thích và tức giận Thiếu kiên nhẫn trong việc chăm sóc em bé, thậm chí cảm thấy thật phiền phức. Những lúc như vậy, phụ nữ rơi vào tình trạng ghét đứa con mình sinh ra, ghen tỵ với cuộc sống độc thân của những người chưa sinh con.

Bạn cảm thấy buồn phiền, nhiều khi không thể ngừng khóc, thậm chí không có lý do để khóc. Bạn cảm thấy vô vọng, yếu đuối, thất bại, tất cả các cảm giác tồi tệ nhất.

Bạn cảm thấy khó ngủ thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ kéo dài mất ngủ lâu ngày càng khiến tâm trạng trở nên tồi tệ hơn. Bạn không thể tỉnh táo để làm bất cứ việc gì.

Bạn không thể tập trung suy nghĩ cho những công việc cần làm, thường xuyên bị phân tâm bởi cảm xúc. Cuộc sống trở nên hỗn độn khiến bạn dễ rơi vào bế tắc.

Bạn cảm thấy bị cách ly, vì một lý do nào đó mà khó kết nối được với mọi người xung quanh. Cảm xúc này giống như một bức tường vô hình khiến phụ nữ bị cô lập.

Bạn cảm thấy bị áp lực trong việc chăm sóc em bé, từ những công việc nhỏ như chăm sóc con cho tới làm những công việc nhà.

Trong trường hợp bị trầm cảm nặng, người mẹ sẽ có cảm giác sợ hãi. Luôn có nghĩ rằng sẽ có điều kinh khủng sẽ xảy ra với mình. Một số triệu chứng dễ gặp như chuột rút đau đầu buồn nôn run rẩy.

Cách khắc phục trầm cảm sau sinh

Phụ nữ muốn tránh trầm cảm sau sinh nên dành thời gian để tập thể dục yoga hoặc một môn thể thao nhẹ nhàng lành mạnh. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái.

Hãy tìm cách để chia sẻ với người xung quanh khi gặp bất ổn, thậm chí bạn nên tới gặp bác sĩ tâm lý để bình tĩnh lại.

Đừng bỏ mặc người phụ nữ sau sinh

Những người bị trầm cảm đa phần thần kinh yếu, dễ mất cân bằng cảm xúc. Khi đứng trước khó khăn, họ lại bị cô đơn, chỉ có một mình, thiếu người chia sẻ nên những cảm xúc tiêu cực càng có cơ hội bùng phát.

Cũng bởi lý do trên, bà Nguyễn Thị Thu An, chuyên gia tư vấn tâm lý, thuộc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số cho rằng, cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này là trong thời gian mang thai và sau sinh, đừng nên để người phụ nữ phải cô đơn và phải xoay xở mọi việc một mình. Người chồng lúc này hãy san sẻ việc chăm con với vợ. Có như vậy, sản phụ có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Với bản thân người phụ nữ, khi thấy mọi việc quá tải, không nên âm thầm chịu đựng mà cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

Riêng với người nhà, nếu nhận thấy những cảm xúc, hành vi bất thường từ sản phụ, đừng thờ ơ mà cần thăm hỏi, động viên, thậm chí là đưa đến bác sĩ sĩ nếu thấy các biểu hiện không suy giảm.

Trên thực tế trầm cảm khi đã nặng sẽ vô cùng khó chữa. Nhiều người thậm chí còn từ chối chữa bệnh vì những hoang tưởng, ám ảnh vô lối. Thế nhưng, nếu được phát hiện sớm, nó sẽ được khắc phục nhanh chóng và người bệnh sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường. Thế nên, để phòng tránh trầm cảm hay những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra, chúng ta - những người thân trong gia đình cần học cách quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Có như vậy, người phụ nữ mới không có cảm giác bị bỏ rơi - yếu tố hình thành nên những cảm xúc tiêu cực.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật