Hậu sản là gì? Một số bệnh lý trong thời kì hậu sản và cách phòng tránh

Hậu sản là gì?

Theo dân gian, người ta coi hậu sản là thời kì 3 tháng sau khi sinh còn Y học hiện đại quan niệm hậu sản là giai đoạn 6 tuần (42 ngày) kể từ ngày sinh.

Khi mang thai các cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển để thích nghi với việc có em bé. 6 tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục (ngoại trừ vú vẫn phát triển để nuôi con) dần trở lại bình thường như trước khi sinh.

Như vậy bất kì phụ nữ nào sau sinh cũng bước bào thời kì hậu sản Tuy nhiên đây là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ vì họ vừa trải qua sự thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần Vì thế phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản.

Hậu sản là những vấn đề của phụ nữ sau sinh khoảng 6 tuần

Hậu sản là những vấn đề của phụ nữ sau sinh khoảng 6 tuần

Một số bệnh thường gặp trong thời kì hậu sản

Dưới đây là các bệnh hậu sản thường gặp:

Băng huyết: Đây là bệnh hậu sản nguy hiểm đe dọa đến tính mạng sản phụ Triệu chứng chung của bệnh là chảy máu nhiều ngay sau khi sinh thai và sổ nhau Khi máu ra nhiều, phụ sản có thể bị choáng, da xanh, mạch nhanh huyết áp hạ khát nước chân tay lạnh, vã mồ hôi

Nhiễm khuẩn hậu sản: Là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung hoặc qua các tổn thương âm đạo sau khi sinh.

Tiền sản giật và sản giật sau sinh: Là một trong những thách thức lớn nhất về sức khỏe phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, là nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong bà mẹ trên thế giới. Phần lớn các trường hợp sản giật xảy ra trong những ngày đầu sau sinh.

Cách phòng và ngăn ngừa bệnh hậu sản

Để ngăn ngừa các bệnh hậu sản sau sinh cần

Theo dõi tình trạng sức khỏe của các bà mẹ tối thiếu 3 ngày sau sinh về: Cần theo dõi huyết áp, dấu hiệu của choáng, sốc, số lượng nước tiểu để phòng và cấp cứu kịp thời băng huyết, sản giật. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, vận động và đi lại ngay khi có thể, theo dõi số lượng nước tiểu, lần đi đại tiện để hạn chế liệt ruột và bàng quang.

Theo dõi, sự co của tử cung màu, số lượng, mùi của sản dịch. Ngoài ra theo dõi sắc mặt, màu lưỡi thể chất và tinh thần sản phụ. Để phát hiện sớm đờ tử cung, sót rau viêm nhiễm trùng sản hậu. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên. Nên sinh hoạt và ăn uống đúng cách.

Một số bệnh lý thời kỳ hậu sản như sản giật, tiền sản giật...

Một số bệnh lý thời kỳ hậu sản như sản giật, tiền sản giật...

Chuẩn bị và tạo cho mình một tinh thần thoải, chia sẻ với người thân cả công việc lẫn tình cảm. Đặc biệt, nhờ chồng giúp đỡ công việc gia đình và chăm sóc con, để giảm mệt mỏi, căng thẳng. Nên chia sẽ niền vui về con với người chồng yêu của mình. Nếu làm tốt sẽ hạn chế được tối đa mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật