Ảnh hưởng của tuổi tác đến khả năng sinh sản ở phụ nữ

Ngày nay, cùng với nhịp sống hiện đại, ngày càng nhiều phụ nữ lập gia đình muộn nên tuổi mang thai của người phụ nữ cũng trở nên muộn hơn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai khi tuổi lớn hơn hay bằng 35 tuổi thì được xếp vào một nhóm tuổi mà theo thuật ngữ y khoa gọi là “tuổi mang thai già” (AMA). Việc này sẽ mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra với cả mẹ lẫn con. Vì vậy, người phụ nữ lớn tuổi cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe khi mang thai.

Ảnh hưởng của tuổi tác đến khả năng sinh sản

Sau tuổi 30, khả năng sinh nở của người phụ nữ bắt đầu giảm dần và đó là lý do vì sao các cặp vợ chồng khó có con hơn và cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề sinh sản hơn. Qua tuổi 40 khả năng sinh sản của nữ giới bắt đầu giảm trứng rụng thưa dần, mỗi năm có thể có vài chu kỳ kinh nguyệt không có trứng rụng. Đến một lúc nào đó, thường vào khoảng từ 45 - 55 tuổi, khi không còn hành kinh nữa, thời điểm này gọi là mãn kinh, kết thúc tuổi sinh sản của người phụ nữ Theo các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ thì cơ hội mang thai của người phụ nữ trong mỗi kỳ kinh nguyệt là:

- 50% ở những người tuổi 19-26, nếu họ quan hệ vào thời điểm dễ thụ thai nhất (2 ngày trước khi rụng trứng) với bạn tình cùng tuổi.

- 40% đối với phụ nữ 27-34 tuổi.

- Dưới 30% ở những người 35-39 tuổi. Tỷ lệ này có thể giảm tới 20% nếu chồng già hơn vợ 5 tuổi, vì lúc này khả năng sinh sản của người đàn ông cũng giảm.

Lứa tuổi nào là thích hợp với việc mang thai và sinh nở

Phần lớn nữ vị thành niên (từ 17-19 tuổi) đã hoàn toàn đủ điều kiện về mặt thể chất để có thai (có tiềm năng sinh sản cao, cơ thể lại khỏe mạnh) nhưng họ lại chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý để làm mẹ Vì vậy, lứa tuổi sinh con đầu lòng tốt nhất là trong khoảng 20- 30 tuổi.

Những nguy cơ tiềm ẩn của bà bầu lớn tuổi

Dị tật thai nhi: một trong những biến chứng thường gặp nhất ở các bà bầu lớn tuổi đó là thai nhi mắc hội chứng Down. Lý do là tuổi tác làm cho các thể nhiễm sắc ở trứng không tách biệt tốt, chúng dễ kết dính với nhau và khi tạo thành một tổ hợp nhiễm sắc thể nào đó thì có thể dẫn đến hội chứng Down và nhiều bệnh khác do có nhiễm sắc thể thừa. Ngoài ra, là các nguy cơ khác như các dị tật bệnh bẩm sinh do sự biến đổi gen Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học ngày nay thì mọi bệnh tật, dị tật bẩm sinh đều có thể chẩn đoán từ rất sớm.

Nguy cơ sảy thai cũng tăng lên: những con số thống kê về sảy thai tăng theo tuổi tác cũng cho thấy gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỷ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi. Vì tỷ lệ sảy cao ở những phụ nữ có tuổi, cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm.

Tác động đến quá trình lâm bồn: sự can thiệp của y học sẽ tăng lên cùng với tuổi tác của người mẹ. Phần lớn trong số họ đều rơi vào tình trạng khó sinh và phải nhờ đến các biện pháp hộ sinh do tầng sinh môn còn chắc, sức rặn yếu hơn các sản phụ trẻ nên việc rặn không có hiệu quả cao và phải nhờ đến sự can thiệp từ bên ngoài của bác sĩ như: thúc chuyển dạ gây tê ngoài màng cứng, kẹp forceps hay sinh chỉ huy và tỉ lệ sinh mổ cũng tăng cao khi bà bầu lớn tuổi .

Tăng biến chứng: với những phụ nữ sinh nở lần thứ nhất khi đã trên 30 tuổi, cần lưu ý thường xuyên đi khám thai định kỳ để phát hiện dị tật và những biến chứng có thể gặp. Bên cạnh đó nên đề phòng một số chứng bệnh hay gặp như: cao huyết áp tim mạch đái tháo đường dễ có bệnh ở nhau thai (cơ quan cung cấp oxy và nuôi dưỡng thai), tiền sản giật…

Vì vậy, khi phụ nữ lớn tuổi mang thai cần phải đặc biệt theo dõi đến sức khỏe của mình và thai nhi Cần đi khám định kỳ và theo đúng lịch hẹn để phát hiện sớm các vấn đề như: cao huyết áp đái tháo đường tiền sản giật Việc chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước và trong thời gian mang thai sẽ giúp giảm được phần nào những nguy cơ nêu trên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật