Các yếu tố tác động tới tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới

Ngoài những yếu tố gây tinh trùng yếu mà nhiều người đã biết như thuốc hóa trị ung thư, xạ trị các ung thư gần tinh hoàn và các bệnh viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh, tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn..., dưới đây là những yếu tố hoặc ít được đề cập tới như mùa sinh sản hoặc làm nhiều người thắc mắc, lo âu nhưng khó tìm câu trả lời thỏa đáng (sóng radio).

Mùa sinh sản

Sinh sản cần nhiều năng lượng. Động vật giống đực cần rất nhiều năng lượng để truyền giống và chiến đấu chống lại những con đực khác, không cho chúng giao cấu với những con cái thuộc tầm kiểm soát của nó. Động vật giống cái cũng cần nhiều năng lượng vào giai đoạn cuối của thai kỳ và thời gian cho con bú. Do vậy, ở động vật hoang dã, truyền giống chỉ xảy ra theo mùa, lúc thức ăn dư thừa.

Sức nóng ức chế sự sản xuất của tinh trùng.

Sức nóng ức chế sự sản xuất của tinh trùng.

Loài người hiện đại không có hiện tượng truyền giống theo mùa vì loài người ít lệ thuộc vào thiên nhiên, nhưng dường như bản năng vẫn chưa mất hẳn nên số ca sinh nở có thay đổi theo mùa. Số ca sinh nở đạt cao nhất trong những tháng thức ăn tự nhiên dồi dào. Ví dụ ở những xứ lạnh như Phần Lan, Đan Mạch, Anh, nhiều trẻ sinh ra vào tháng 1 đến tháng 4, các tháng khác có số trẻ sinh ra thấp hơn.

Ở Mỹ, các tiểu bang miền Nam ấm áp hơn thì từ tháng 3 đến tháng 5 có ít trẻ được sinh ra nhất, còn từ tháng 7 đến tháng 9 thì có nhiều trẻ được ra đời nhất. Tình hình ở Việt Nam chắc cũng giống như ở miền Nam nước Mỹ, số ca sinh nở đạt đỉnh cao trong các tháng hè. Dù vậy, chẳng có bác sĩ nào khuyên các cặp vợ chồng chậm con nên tà tà, dồn sức quan hệ kiếm con vào mùa thu hay đầu đông để các bé kịp ra đời vào dịp hè.

Sức nóng ức chế sự sản xuất tinh trùng

Nghiên cứu cho thấy, nếu “hâm” nóng bìu ở 430C trong 30 phút sẽ làm gia tăng số tế bào mầm bị chết và làm giảm tới 80% số lượng tinh trùng trong tinh dịch. Ngược lại, nếu để bìu “mát” trong liên tục 12 tuần, số lượng tinh trùng xuất ra sẽ tăng hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người thợ làm bánh, thợ hàn cũng có số lượng tinh trùng xuất ra thấp hơn người khác, chứng tỏ nghề nghiệp có ảnh hưởng tới chuyện hiếm muộn Mặc quần chật, cưỡi xe đạp nhiều giờ, để máy tính xách tay liên tục trên đùi... có thể làm hai tinh hoàn bị “hâm” tới “hâm” lui, gây tinh trùng yếu Công nhân các nhà máy luyện gang thép, thợ các tiệm giặt ủi... cũng cần chú ý chuyện tăng nhiệt độ ở bìu.

Chất ôxy hóa: thêm một cái hại nữa của thuốc lá

Tinh trùng cần các gốc tự do để giúp chúng thụ tinh trứng nhưng nhiều các gốc tự do quá đưa tới bể màng tinh trùng, hư hại AND với hậu quả là vô sinh Một thứ thường gặp mỗi ngày có nhiều chất ôxy hóa là khói thuốcthuốc lá không chỉ có hại cho phổi tim mạch mà còn có hại cho tinh trùng. Khói thuốc lá cũng như không khí ô nhiễm có thể chứa những chất ôxy hóa gây giảm chất lượng tinh trùng và làm AND tinh trùng bị hư hại.

Để tinh trùng khỏe, cơ thể cần tránh xa các chất ôxy hóa. Bỏ hút thuốc tránh xa môi trường ô nhiễm là những việc cần thiết đối với người bị hiếm muộn. Nếu không thể loại bỏ hẳn nguồn chất ôxy hóa, việc dùng các thực phẩm chức năng như vitamin E có thể có lợi, vừa có ý nghĩa dự phòng vừa có ý nghĩa điều trị chứng tinh trùng yếu

Sóng điện thoại, sóng radio có làm tinh trùng yếu?

Rất nhiều người lo lắng không rõ sử dụng internet qua wifi, dùng điện thoại di động năm này qua năm khác, làm việc hay sống gần trạm radar... có bị vô sinh hay không. Sóng radio (bao gồm sóng rada, wifi...) đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Hàn Quốc... xem chúng có tác động tới sự sinh tinh của tinh hoàn chuột hay không và kết luận là chúng chẳng có tác động gì tới tinh hoàn và sự sinh tinh.

Nghiên cứu bên Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho thấy, điện thoại di động chẳng có tác động gì đến tinh hoàn chuột. Và còn nhiều nghiên cứu tương tự nữa. Vì vậy, chúng ta cứ an tâm dùng điện thoại di động, sử dụng radio, tivi, sử dụng wifi, lò vi ba... mà không lo sóng làm tinh trùng cụt đuôi, dị dạng.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật