Điều trị ung thư nhau thai bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe

Điều trị ung thư nhau thai bằng cách nào? Em bị sẩy thai trứng đã nạo hút nhưng vẫn bị ra máu âm đạo và nôn như nghén nên nghi bị ung thư nhau thai. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân do đâu? Em phải làm gì?

Điều trị ung thư nhau thai

Ung thư nhau thai có nguồn gốc từ sự đột biến gene của những tế bào nuôi (bánh nhau cuống rốn) Trong đó thai trứng (chiếm đến 50% các trường hợp ung thư nhau) sẩy thai tự nhiên (khoảng 20%) Đa số các trường hợp ung thư nhau thai thường không có dấu hiệu báo trước đến khi bệnh bộc phát.

Điều trị ung thư nhau thai

Điều trị ung thư nhau thai chủ yếu là hóa trị và phẫu thuật

Khi đã mắc bệnh các triệu chứng thường gặp là: thai phụ có thể nôn nhiều và kéo dài Bụng to hơn tuổi thai Phần lớn các trường hợp đều có dấu hiệu xuất huyết âm đạo (có thể ri rỉ hoặc ồ ạt). Đau bụng từng cơn hoặc liên tục.

Khi bệnh nhân có nghi ngờ bị ung thư nhau thai, cần làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ thêm cho việc chẩn đoán như: sự tăng cao bất thường của nồng độ beta HCG trong máu và trong nước tiểu Siêu âm bụng sẽ giúp xác nhận tình trạng không có thai trong tử cung và cho phép các bác sĩ tiến hành nạo lòng tử cung để sinh thiết.

Về điều trị ung thư nhau lại là một trong những loại ung thư nhạy với hóa trị. Nếu chưa bị di căn, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị và phẫu thuật, trong đó, hóa trị đóng vai trò tiên quyết trong việc điều trị ung thư nhau.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật