Bạn nhất định phải biết: Sự thật trẻ em uống cà phê có lợi hay hại?

Một số người cho rằng, họ cảm nhận như thế nào khi uống cà phê thì con họ cũng cảm nhận được thế ấy. Họ vô tư cho con nhỏ uống cà phê, không băn khoăn gì. Sự thật con trẻ uống cà phê có lợi hay hại?

Cà phê là gì?

Cà phê là sản phẩm được chế biến từ hạt cà phê sau khi đã được phơi, sấy khô và rang lên. Cà phê trong công nghiệp có nhiều thành phần: chất bảo quản chất điều vị, đường sữa với một tỉ lệ nhất định, nhưng thành phần cơ bản nhất vẫn là cà phê.

Khi người ta uống cà phê người ta cảm thấy thích. Ban đầu thích ít, sau thích nhiều và dần dần phải có cà phê mới chịu được. Tại sao vậy?

Người ta thích cà phê không phải bởi nó ngọt, đến từ đường và sữa.

Người ta thích cà phê không phải bởi nó ngọt, đến từ đường và sữa.

Người ta cũng thích cà phê không phải vì nó có chất chống oxy hóa hay chất này, chất khác. Mà cái chính, thích nó vì nó có chứa caffein.

Caffein là một chất có tác dụng làm thức tỉnh não bộ, theo các cách thức khác nhau, nó làm hoạt hóa hệ thần kinh trung ương tăng khả năng chú ý, tăng khả năng trí nhớ và tăng khả năng sáng tạo. Thực chất những tác dụng này có được đó là do tác dụng hoạt hóa não bộ tạo ra. Một phần nó hoạt hóa trực tiếp và một phần nó hoạt hóa hệ thống dopamin, một chất trung gian thần kinh của hệ thống trí nhớ học tập Sự tác dụng này được thể hiện qua 4 loại thụ cảm thể adenosin trung ương bao gồm: A1, A2A, A2B, A3.

Không có giá trị năng lượng vậy thì nó không có ý nghĩa gì tới sự phát triển của trẻ

Trẻ uống cà phê lợi hay hại?

Chúng ta hãy khoan bàn quá chi tiết về cà phê và tác dụng sinh học của chúng. Chúng ta quay trở lại chủ đề chính: có cho trẻ em uống cà phê hay không?

Bàn về trước hết, cà phê có vẻ ít có lợi với lứa tuổi này. Hạt cà phê không có đường, không có chất béo, có rất ít carbohydrat, cũng rất ít protein Trong 100g cà phê hầu như không tính được kilocalo, đơn vị đo năng lượng kinh điển. Phải nâng lên 200g cà phê thì giá trị năng lượng mới thu được 1kcal, và trong đó cũng chỉ có 0,222g protein trong 200g này. Giá trị 1kcal so với nhu cầu trẻ em là 1.000kcal (tính trung bình) thì rõ ràng là phần này không thấm vào đâu. Với mức năng lượng thì quả thực rất nghèo nàn và nó không là thực phẩm lý tưởng cho trẻ em.

Không có giá trị năng lượng vậy thì nó không có ý nghĩa gì tới sự phát triển của trẻ.

Không có giá trị năng lượng vậy thì nó không có ý nghĩa gì tới sự phát triển của trẻ.

Cà phê có tác hại gì không? Điều thực sự buồn là cà phê lại có khá nhiều điểm bất lợi với cơ thể trẻ. Việc người lớn cảm thấy uống cà phê rất thích, tỉnh táo, sáng tạo, làm việc tốt hoàn toàn không trùng khớp với trẻ em. Bởi có một thực tế mà ai cũng bắt buộc phải thừa nhận: trẻ em không phải là công thức thu nhỏ của người lớn. Và vì thế, caffein không có “họ” với lứa tuổi trẻ thơ. Việc nghiên cứu tác hại của caffein với trẻ em chưa được thực hiện đầy đủ. Người ta mới chỉ hiểu biết sơ bộ. Những cái sơ bộ ấy như sau:

Thứ nhất, caffein làm nghịch đảo lượng canxi đi vào xương. Caffein càng nhiều thì lượng canxi thải qua nước tiểu càng lớn canxi thải ra càng lớn thì canxi máu càng thấp canxi máu càng thấp thì nó càng rút mạnh canxi từ xương. Sau nhiều lần bắc cầu như vậy thì caffein cuối cùng đánh thẳng vào xương. Nó làm còi xương thấp bé ở trẻ em. Lý ra, bạn cần tích nhiều can xi cho các cháu thì nay, caffein lại làm ngược lại, róc từng hạt canxi róc ra. Đây là một điều không mong muốn.

Thứ hai, caffein làm rối loạn giấc ngủ trẻ em. Trẻ em cần ngủ từ 10 - 16 tiếng/ngày tùy lứa tuổi. Ngủ nhiều như vậy để não bộ phát triển hoàn hảo, các tế bào thần kinh kết nối, các trung tâm não bộ hình thành và phát triển đầy đủ. Nhưng nay, khi cơ cấu giấc ngủ bị rối loạn, não bộ trẻ em không còn cơ hội để phát triển nữa. Các trung tâm thần kinh không được phát triển toàn diện theo đúng nghĩa của nó.

Mặc dù số liệu thực về sự thay đổi thần kinh như nào vẫn chưa được biết rõ, nhưng biết chắc hệ thần kinh của các bé sẽ không phát triển tự nhiên như nó vốn có. Nó sẽ đặc biệt ưu thế phát triển tại các vùng não có sự trình diện nhiều của các thụ cảm thể A1 và A2, vốn là những thụ cảm thể thường xuyên của caffein.

Thứ ba, caffein làm thay đổi tâm trạng và cảm xúc ở trẻ em. Điều đã được ghi nhận: caffein làm cho các cháu bé rơi vào trạng thái lo lắng, cực đoan, bồn chồn và trở nên quá hiếu động. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng với liều 100 - 400mg caffein/ngày đã đủ để gây ra trạng thái này. Sự lo lắng, bồn chồn hoặc hưng phấn quá mức là điều không có lợi với trẻ em. Chúng sẽ trở nên hay phá phách, ít tập trung và tiệm cận gần với hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em.

Caffein làm cho các cháu bé rơi vào trạng thái lo lắng, cực đoan, bồn chồn và trở nên quá hiếu động

Caffein làm cho các cháu bé rơi vào trạng thái lo lắng, cực đoan, bồn chồn và trở nên quá hiếu động

Thứ tư, caffein làm thay đổi khẩu giác và vị giác trẻ em. Trẻ em sẽ không thu được cảm giác ăn ngon và thích thú với những món ăn thông dụng. Thay vào đó, chúng đặc biệt hướng tới những món ăn có sự ghép cặp với caffein. Điều này cũng là điều dễ hiểu bởi nó như là một kích thích điều kiện vậy, thức ăn đó sẽ làm hoạt hóa trung tâm trên não bộ và trở nên hoạt hóa lây sang thực phẩm

Về thực chất, bất kể thực phẩm đó có ngon hay không, có giàu dinh dưỡng hay không, có khỏe mạnh hay không, miễn là chúng có mùi và có vị caffein đều khiến trẻ em thích mê. Sự thay đổi thói quen ăn uống này mang điểm bất lợi nhiều hơn là có lợi vì có thể sẽ hướng các cháu tới tình trạng ưa thích ăn đồ béo để trở thành béo phì hoặc ưa thích ăn đồ nghèo nàn trở thành gầy còm suy dinh dưỡng Cả hai trạng thái này đều không có lợi.

Sẽ còn nhiều tác động nữa tới trẻ em, chúng ta sẽ không có thời cơ bàn hết ra đây. Nhưng mới chỉ với chừng ấy thứ, chúng ta có thể dễ dàng đi tới kết luận: nó không có giá trị dinh dưỡng lại đầy tai hại thì tốt nhất, nó là một thức uống không đáng dùng. Bạn sẽ phải trì hoãn thời điểm cho trẻ thử cà phê cho tới khi nào em bé đủ tuổi dậy thì hoặc đến tuổi trưởng thành, lúc đó các tác hại sẽ giảm bớt. Còn hiện tại, hãy thay cà phê bằng các thức uống bổ dưỡng khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật