Đau là gì? Nguyên nhân gây đau và cách điều trị

ĐAU LÀ GÌ?

Đau là một cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào Đau là kinh nghiệm được lượng giá bởi nhận thức chủ quan tùy theo từng người, từng cảm giác về mỗi loại đau. Đau là dấu hiệu của tổn thương hoặc bệnh tật và phải tìm ra nguyên nhân để chữa.

Đau cũng được định nghĩa là cảm giác tạo ra bởi hệ thống thần kinh khi có tác động tại các thụ cảm thể nhận cảm đau.

Đau là gì nguyên nhân và cách điều trị

Đau là gì?

Định nghĩa đau của Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for the Study of Pain – IASP) năm 1994: “Đau là một cảm giác khó chịu và sự chịu đựng về cảm xúc, chủ yếu đi kèm theo tổn thương tổ chức hoặc mô tả như là một tổn thương tổ chức, hoặc cả hai”

Từ « đau lòng » mà chúng ta hay nghe không phải cảm giác đau được định nghĩa ở trên, nó thực chất là một từ ghép được trừu tượng để diễn tả cảm xúc của một con người, “đau”, nhưng không hề liên quan đến thể xác mà là nỗi đau tinh thần

Đau là một yếu tố quan trọng của sự sinh tồn. Nhờ biết đau mà con vật có phản ứng, theo phản xạ hay kinh nghiệm, tránh để không tiếp tục bị chấn thương.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU

Hầu hết các cảm giác đau đều có nguyên nhân bởi tổn thương hay bệnh lý, được chia thành ba nhóm nguyên nhân chính sau:

Đau do cảm thụ thần kinh: là đau do tổn thương tổ chức (cơ, da, nội tạng…) gây kích thích vượt ngưỡng đau. Đau cảm thụ có 2 loại: đau thân thể là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp… và đau nội tạng là đau do tổn thương nội tạng.

Đau do nguyên nhân thần kinh: Là chứng đau do những thương tổn nguyên phát hoặc những rối loạn chức trong hệ thần kinh gây nên.

Đau thần kinh chia 2 loại: đau thần kinh ngoại vi do tổn thương các dây hoặc rễ thần kinh (Ví dụ: đau sau herpes,  đau dây V bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường bệnh thần kinh ngoại vi sau phẫu thuật, bệnh thần kinh ngoại vi sau chấn thương…); đau thần kinh trung ương do tổn thương ở não hoặc tủy sống (ví dụ: đau sau đột quỵ não xơ não tủy rải rác u não chèn ép tủy…)

Đau hỗn hợp gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh. Ví dụ: đau thắt lưng với bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý rễ thần kinh cổ, đau do ung thư hội chứng ống cổ tay…

Đau do căn nguyên tâm lý : có đặc điểm là những cảm giác bản thể hay nội tạng ám ảnh nhiều hơn là đau thực thụ. Đau chỉ mất khi người bệnh tập trung chú ý một vấn đề gì đó thuốc chống đau không có tác dụng với loại đau này. Thường gặp trong các trường hợp như: bệnh hysteri, bệnh rối loạn cảm xúc (trầm cảm) tự kỷ ám thị về bệnh tật bệnh tâm thần phân liệt...

đau là gì nguyên nhân gây đauĐể điều trị cần biết nguyên nhân gây đau

ĐIỀU TRỊ CƠN ĐAU

Để điều trị dứt điểm cơn đau, cần xác định được nguyên nhân gây đau. Đau do tổn thương bên ngoài như trầy xước, đứt tay, bỏng…ở thể nhẹ có thể tự điều trị. Nặng hơn, hoặc đau do tổn thương nội tạng và đau do nguyên nhân thần kinh, nhất định phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp.

Trường hợp đau do căn nguyên tâm lý, cần gửi bệnh nhân đến với các thầy thuốc chuyên khoa tâm lý hay tâm thần để điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật