Đừng bỏ qua những điều cần làm trong lễ thôi nôi để bé hạnh phúc, giàu sang cả đời!

Làm thôi nôi cho bé rất quan trọng, đừng mẹ nào bỏ qua nhé!

Theo phong tục truyền thống và tín ngưỡng dân gian từ bao đời của người Việt, mỗi một đứa trẻ khi đã tròn một tuổi sẽ được tiến hành làm lễ thôi nôi. Trong lễ này, các nghi thức đòi hỏi phải được thực hiện thật đầy đủ và chỉn chu nhằm cầu mong phúc lành đến với đứa trẻ.

Những lễ vật cần có trong mâm cúng thôi nôi

Mâm cúng ngoài sân

Các lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng thôi nôi được đặt ở ngoài sân.

Các lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng thôi nôi được đặt ở ngoài sân.

Cũng tương tự mâm cúng ở lễ đầy tháng, trong mâm cúng thôi nôi không thể thiếu các lễ vật như chè, xôi, gà hoặc vịt luộc. Các lễ vật này dùng để cúng bà Mụ – Ông Mụ theo tín ngưỡng dân gian.

Bên cạnh đó, một số gia đình với mong muốn con cái sau này sẽ đủ đầy ấm no nên bày biện thêm cả heo quay. Đi cùng với một con lợn quay còn có thêm các lễ vật được tính theo số lẻ, chẳng hạn: 5 bát cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 1 dĩa thịt luộc hoặc lòng lợn, 1 dĩa rau sống, 1 dĩa trái cây, 1 ly rượu trắng 1 tách trà. Cùng với đó còn phải kể thêm các dụng cụ khác như nhang, đèn và một con dao cắm trên mình con lợn quay.

Tất cả những lễ vật này dùng để cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ nên nhất thiết phải được đặt ở ngoài sân, nơi ra vào của người trong gia đình và luôn quay đầu mâm cúng hướng ra ngoài.

Mâm cúng trong nhà

Các lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng thôi nôi được đặt ở trong nhà.

Các lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng thôi nôi được đặt ở trong nhà.

Theo nghi lễ truyền thống, mâm cúng trong nhà dùng để cúng 3 vị: Thành Hoàng bổn cảnh; Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Như vậy, theo tục thờ cúng của người Việt, tương ứng bao nhiêu bàn thờ trong nhà sẽ có bấy nhiêu mâm cúng được bày biện. Các vật phẩm trong mâm cúng có thể được dùng theo tập quán của mỗi vùng miền khác nhau. Trên bộ ván hoặc bộ vạt sẽ có 12 chén chè, xôi để dùng mời 12 bà Mụ; 1 con gà hoặc vịt luộc với 3 chén cháo nhỏ cùng 1 tô cháo lớn dùng để mời 3 ông Mụ.

Các nghi thức và lời khấn trong nghi lễ thôi nôi

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, người lớn trong nhà sẽ thực hiện các nghi thức cúng như sau:

- Nghi thức cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ:

Người lớn trong nhà thắp nhang, bái lạy và đọc lời khấn: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (…) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc… ”.

- Nghi thức cúng Thành Hoàng bổn cảnh; Cửu Huyền thất tổ và ông bà:

- Nghi thức này thực hiện giống nghi thức trên với lời khấn tương tự, chỉ thay đổi danh xưng các vị cần khấn cầu cho phải phép.

- Nghi thức làm “ba tuần rượu một tuần trà”

Cũng không khác hai nghi thức trên, người lớn tiếp tục thắp nhang và khấn vái.

Nghi thức đoán vận mệnh

Khay đồ vật dùng cho trẻ thôi nôi.

Khay đồ vật dùng cho trẻ thôi nôi.

Sau khi “ba tuần rượu, một tuần trà” kết thúc, em bé sẽ được đưa đến một khay đồ vật gồm 12 món tượng trưng cho các nghề nghiệp của xã hội bao gồm công, nông, ngư, thương,…Chẳng hạn, bạn có thể bày trên khay các vật dụng như nắm xôi, cái lược, tập viết, sách, kéo, búa, bao tiền,… Nếu bé cầm vật gì lên trước trong số các món được bày trước mắt thì sau này bé sẽ theo nghề ấy mà phát triển như quan niệm của dân gian từ bao đời nay.

Nghi lễ mừng tuổi

Việc mừng tuổi trong lễ thôi nôi nhằm mở đầu cho mọi điều tốt đẹp của bé sau này.

Việc mừng tuổi trong lễ thôi nôi nhằm mở đầu cho mọi điều tốt đẹp của bé sau này.

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà nghi thức này được thực hiện hay không? Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của nghi thức này đó chính là mở đầu cho mọi điều tốt đẹp mà sau này bé sẽ được thụ hưởng. Vì thế, vấn đề vật chất không nên đặt nặng.

Sau tất cả những nghi thức này, gia đình và khách mời có thể cùng vào bàn và tiệc tùng mừng cho dấu mốc quan trọng của cháu bé.

Thôi nôi là một nghi lễ rất ý nghĩa, mang nét đẹp của tín ngưỡng văn hóa dân gian cần được nhìn nhận và gìn giữ dưới những góc độ nhân bản. Những biến dạng méo mó của nghi lễ này theo các giá trị vật chất sẽ làm mai một dần nét đẹp đáng trân quý này. Do đó, hơn ai hết, chính các bậc sinh thành phải là những người trước hết có được sự nhìn nhận đúng đắn ý nghĩa ngày thôi nôi của con mình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật