Chấn thương nào không cần bỏ tập luyện? Có thể bạn chưa biết

Không ai chưa một lần đau trên con đường… workout (tập thể dục). Khi bạn đã bị đau, cố gắng tập quá sức là cách nhanh nhất đưa bạn đến với bác sĩ. Tuy vậy, đó không phải là cái cớ để bỏ tập hẳn, nếu bạn biết cách đối phó.

Hội chứng ống cổ tay

Nguyên nhân: Những cử động lặp đi lặp lại, ví dụ đánh máy, làm vườn, may vá, chơi thể thao hoặc viêm khớp mãn tính Cổ tay phụ nữ nhỏ và yếu nên dễ bị hội chứng này hơn nam giới gấp 3 lần.

Nên tránh: Hít đất và những bài tập phải chống tay đẩy tới lui, quần vợt, cầu lông…

Nên tập: Đối với cơ ngực, bạn cần chọn những bài tập có thể thẳng cổ tay. Những nhóm cơ khác vẫn tập bình thường.

Đau lưng

Nguyên nhân: Căng cơ viêm khớp, chấn thương phần mềm và các bệnh về đĩa đệm. Các môn thể thao dễ gây đau lưng bao gồm golf, tennis, chạy và bowling.

Các môn thể thao dễ gây đau lưng bao gồm golf, tennis, chạy và bowling

Các môn thể thao dễ gây đau lưng bao gồm golf, tennis, chạy và bowling

Nên tránh: Chạy (nhất là chạy xuống dốc), nâng tạ qua đầu, bài tập kéo căng chân và những bài liên quan đến lưng.

Nên tập: Đi bộ, căng duỗi (stretching), bài tập bụng thích hợp, bơi, đạp xe trên máy, yoga và Pilates.

Đau vai

Nguyên nhân: Các bác sĩ gọi là “hội chứng chèn ép”, xảy ra khi bạn giơ cao tay, khe hở giữa xương bả vai và các cơ chóp xoay hẹp lại, chèn lên dây gân gây đau viêm khớp và viêm bọc chất nhờn bursa cũng có thể là nguyên nhân.

Nên tránh: Những bài tập nâng tạ cao hơn đầu cũng như những hoạt động đòi hỏi bạn nâng cao tay như vẽ hoặc làm vườn trong thời gian dài.

Nên tập: Những bài tập chỉ cần đưa tay ngang vai, không quá một góc 90o và những môn thể thao sử dụng vai vừa phải như tennis, golf.

Đau cổ

Nguyên nhân: Căng thẳng stress viêm khớp thoái hóa đĩa đệm và các thói quen như mang vác nặng, kẹp điện thoại giữa vai và cổ, ngồi sai tư thế.

Nên tránh: Những động tác yoga và các bài tập tạo áp lực lên cổ.

Nên tập: Đi bộ, đạp xe, Pilates và những động tác yoga không gây áp lực lên đầu và cổ.

Hội chứng áp lực xương ống chân giữa

Nguyên nhân: Tăng tốc đột ngột khi chạy hoặc chạy quá lâu.

Nên tránh: Chạy quá lâu khi bạn bị đau. Tuy nhiên, bạn không cần phải bỏ hẳn, chỉ cần giảm bớt.

Nên tập: Tập thay đổi (cross training) kết hợp với các bài cardio bơi hoặc đạp xe.

Viêm cân gan chân (Plantar fasciitis)

Nguyên nhân: Bắp chân, gót chân hoạt động quá mức, chạy đường dài và tập tạ nặng.

Nên tránh: Không tránh gì cả, nhưng khi bị đau, bạn nên giảm những bài tập vận động chân nhiều, ví dụ chạy bộ.

Nên tập: Tập với máy chạy hoặc đạp xe, vì chúng không gây nhiều áp lực lên bàn chân.

Bong gân mắt cá chân

Nguyên nhân: Xoay hoặc trẹo cổ chân, làm sái hoặc rách dây chằng. 

Nên tránh: Chạy hoặc những hoạt động tương tự trong vài ngày.

Nên tập: Tập trung vào những bài tập phần trên của cơ thể hoặc những bài tập mà chân bạn không phải chịu lực như đạp xe tại chỗ hoặc bơi. Các bác sĩ đề nghị một phương pháp tập giúp chân bạn mau lành: Vẽ các chữ cái bằng ngón chân.

Sưng đầu gối

Nguyên nhân: Một vết rách ở sụn chêm (meniscus - có tác dụng giảm sốc cho đầu gối) hoặc rách dây chằng chéo trước. Nguyên nhân phổ biến nhất là đau sau xương bánh chè.

Nên tránh: Chạy, nâng tạ bằng chân, những hoạt động phải nhảy hoặc thay đổi vị trí, leo cầu thang.

Nên tập: Bơi aerobic dưới nước, một số động tác yoga hoặc Pilates thích hợp, bài tập nâng hông, đùi và chân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật