Mẹ bầu nên biết: Khi nào thì mẹ bầu nên đi siêu âm?

Việc siêu âm thai nhi vô cùng quan trọng, vì sẽ cho cha mẹ biết được sức khỏe của con, cũng như kịp thời phát hiện các dị tật để có hướng khắc phục.

Siêu âm thai là phương pháp an toàn, giúp tìm hiểu tình hình thai nhi. Phương pháp này đã được công nhận bởi Hiệp hội Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), cho phép sử dụng siêu âm trong y học thực hành.

Máy siêu âm lấy hình ảnh bằng cách gửi các sóng âm thanh vào trong cơ thể. Sau đó, những phản xạ được dội lại sẽ giúp tạo dựng hình ành bên trong bụng của bà bầu. Nhờ có siêu âm, các bác sĩ có thể phát hiện một loạt các bệnh và dị tật, kể đến như: Các dị tật về nội tạng (tim, phổi, gan, thận…), dị tật ở tứ chi.

Với những bệnh quá nặng, không thể khắc phục được, bác sĩ có thể yêu cầu người mẹ bỏ thai.

Siêu âm thai giúp mẹ bầu biết rõ sức khỏe của con

Siêu âm thai giúp mẹ bầu biết rõ sức khỏe của con

Tuy vậy, không phải lúc nào siêu âm cũng cho lại kết quả như ý muốn. Các bác sĩ sẽ thường tư vấn cho mẹ bầu thời điểm siêu âm sẽ mang lại sự chính xác cao nhất. Nếu chọn thời điểm siêu âm quá sớm, thai nhi quá nhỏ sẽ không thể nhìn rõ cấu trúc bộ phận cơ thể của bào thai. Trong khi đó, nếu thai nhi quá lớn, nước ối giảm sẽ khó siêu âm hơn. Nếu có bất thường, việc loại bỏ thai cũng khó vì thai đã lớn.

Khi nào cần đi siêu âm

Trong suốt thời kỳ mang thai, các bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên đi siêu âm vào 3 giai đoạn:

Tuần từ 12 - 14: Nếu siêu âm trong giai đoạn này, các bác sĩ sẽ xác định được tuổi thai một cách dễ dàng nhất. Thêm nữa, dựa vào quan sát sau gáy, bác sĩ có thể chẩn đoán những bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể, kể đến như: Turner, down, dị dạng tim… Ngoài ra, việc mang thai đơn hay thai đa cũng có thể được dự đoán ngay từ giai đoạn này.

Tuần từ 21 - 24: Lúc này, thai thi đã đi được 1 nửa chặng đường trong bụng mẹ, hầu hết các cơ quan đã được định hình. Trong giai đoạn này, siêu âm sẽ giúp bác sĩ kiểm tra xem các bộ phận trên và trong cơ thể bào thai đã hoàn thiện và có khuyết tật gì không. Những biến dạng trên khuôn mặt như: Hở môi, hở hàm ếch, sứt mũi đều có thể bị phát hiện.

Tuần từ 30 - 32: Đến lúc này, thai nhi đã đi được 1/3 chặng đường, những khuyết tật hoặc bất thường xuất hiện muộn sẽ được tìm ra trong giai đoạn này. Chủ yếu bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc tim và não để phát hiện ra vấn đề. Mặt khác, các chuyên gia cũng chẩn đoán xem bé có được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ dây rốn không, tình trạng của nhau thai và nước ối có tốt không.

Thời gian siêu âm phải theo chỉ dẫn của bác sĩ (Ảnh minh họa: Internet)

Thời gian siêu âm phải theo chỉ dẫn của bác sĩ (Ảnh minh họa: Internet)

Lưu ý

- Tuy chưa có tổ chức nào trên thế giới đưa ra khuyến cáo về tác hại của siêu âm nhưng các mẹ cũng không nên lạm dụng quá việc siêu âm, vì sóng điện từ có ảnh hưởng đến mắt hay bộ phận sinh dục. Thực tế thì cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh siêu âm là an toàn.

- Nghĩ đến con là tốt, nhưng cũng không vì thế mà cứ thích là đi siêu âm để kiểm tra sức khỏe của con. Tất cả đều cần nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, khi nào cần đi siêu âm, thời gian giữa các lần siêu âm như thế nào… Những trẻ siêu âm quá nhiều khi sinh ra thường có cân nặng thấp hơn những trẻ được siêu âm đúng theo chỉ dẫn.

Không nên siêu âm thai dưới 8 tuần tuổi. Đây là giai đoạn các bộ phận của bé đang hình thành. Chúng ta không biết chắc các tia siêu âm sẽ làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bào thai không.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật