Á sừng: Căn bệnh viêm da của mùa đông và cách điều trị

Nhiều người gặp phải tình trạng cứ động vào xà phòng, nước rửa bát, thậm chí nước là có dấu hiệu da bong tróc mà không hiểu vì sao.

Đây còn được gọi là á sừng hoặc viêm da tiếp xúc, một triệu chứng của viêm da cơ địa khá phổ biến ở nhiều người. Tình trạng này thường xảy ra ở ngón tay, chân, gót chân sau đó sẽ lan rộng hơn. Những vùng da này sẽ bị khô, nứt, và bong da, rất khó chữa dứt điểm và hay tái phát.

Nguyên nhân của chứng bệnh này có thể là do di truyền hoặc do cơ địa dị ứng Vào mùa đông, thời tiết hanh khô là điều kiện để bệnh á sừng xuất hiện và phát triển. Nhiều người khi tiếp xúc với hóa chất như dầu gội, nước rửa bát, bột giặt, hóa mỹ phẩm thậm chí khói thuốc… sẽ có biểu hiện dị ứng và bong da.

Á sừng thường biểu hiện ở tay, chân và gót chân (Ảnh: Internet)

Á sừng thường biểu hiện ở tay, chân và gót chân (Ảnh: Internet)

Người bị á sừng sẽ phải chịu đau và khó chịu khi da bị nứt toác, rớm máu, việc cầm nắm gặp khó khăn. Nếu tình trạng nứt nẻ không được kiểm soát thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bệnh nặng và nguy hiểm hơn. Da sẽ bị đỏ lên, hơi sưng phù, xuất hiện các mụn nước nhỏ hoặc nốt sần như tổ đỉa sau đó lan rộng ra nhiều vùng da trên cơ thể gây đau đớn.

Những người dễ gặp bệnh này thường là người nội trợ, thợ làm tóc công nhân hóa chất, nhân viên y tế… Tuy bệnh không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe nhưng lại cản trở rất nhiều trong đời sống của người bệnh. Những vết nẻ là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây nhiễm qua da.

Điều quan trọng là phải kiểm soát tình trạng bệnh để hạn chế sự lan rộng vùng da. Theo ThS. Huỳnh Văn Quang, Khoa Da liễu bệnh viện 175, có thể dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như a-xít salixilic, diprosalic, betnovat. Cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid kháng histamin

Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với hóa chất để hạn chế dị ứng (Ảnh minh họa: Internet)

Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với hóa chất để hạn chế dị ứng (Ảnh minh họa: Internet)

Ngoài ra, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất. Trong điều kiện bắt buộc thì phải đeo găng tay bảo vệ.

- Không kỳ cọ, chà xát mạnh lên vùng da đang bị bong tróc, tránh cho da tổn thương nặng hơn.

- Giữ khô tay, chân để vi khuẩn không xâm nhập vì lớp sừng rất dễ bong lở ra khi tiếp xúc với nước.

- Ăn các loại hoa quả tươi nhiều vitamin như cà chua các loại đậu các loại quả có múi cà rốt đu đủ…

- Nên kiêng các loại thức ăn cay, nóng như hải sản.

- Giữ vệ sinh chân, tay thường xuyên.

- Dưỡng ẩm cho vùng da bằng kem dưỡng ẩm Nên chú ý kỹ thành phần trong kem, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh bị kích ứng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật