Bạn không được chủ quan với bệnh lý sỏi bàng quang

Một loại sỏi tiết niệu không thể không nhắc đến đó là sỏi bàng quang. Đây là một bệnh lý mà nam giới gặp nhiều hơn nữ. Sỏi bàng quang khá đa dạng, có thể là sỏi từ thận, niệu quản (hoặc cả hai) rơi xuống. Tìm hiểu thêm những thông tin về bệnh qua bài viết dưới đây nhé!

Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang sỏi bàng quang thường xảy ra khi bạn không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài, nước tiểu kết cụm lại với nhau và tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.

Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang

Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

+ Sa bàng quang: Ở phụ nữ thành bàng quang có thể yếu và sa xuống âm đạo; điều này có thể chặn dòng chảy nước tiểu và hình thành sỏi bàng quang.

Phì đại tiền liệt tuyến: Ở nam giới khi tuyến tiền liệt to lên sẽ chặn dòng chảy nước tiểu và làm cho nước tiểu đọng lại trong bàng quang.

Hội chứng bàng quang thần kinh: dây thần kinh gửi tín hiệu từ não bộ đến các cơ bàng quang của bạn. Nếu chúng bị thương tổn hoặc bị hư hỏng do một số bệnh, bàng quang của bạn sẽ không làm việc hiệu quả và dẫn đến sỏi.

+ Viêm: Nếu bàng quang bị viêm sỏi bàng quang có thể được hình thành.

+ Thiết bị y tế: Những dụng cụ y tế được đặt trong bàng quang của bạn như ống thông tiểu, thiết bị tránh thai cũng có thể gây hình thành sỏi.

+ Sỏi thận: sỏi thận có kích thước nhỏ và có thể trôi xuống bàng quang qua niệu quản và trở thành sỏi bàng quang nếu không được loại bỏ.

Sỏi thận có kích thước nhỏ có thể trôi xuống bàng quang

Sỏi thận có kích thước nhỏ có thể trôi xuống bàng quang

Một số yếu tố nguy cơ như:

+ Tuổi tác và giới tính: Sỏi bàng quang xuất hiện phổ biến hơn ở nam giới hơn ở phụ nữ. Tỷ lệ này cũng tăng dần theo độ tuổi;

+ Tổn thương tủy: Những người bị tổn thương cột sống nghiêm trọng và mất điều khiển cơ vùng chậu sẽ không thể hoàn toàn làm rỗng được bàng quang của họ;

+ Tắc nghẽn bàng quang: Nhiều yếu tố khác nhau có thể làm chặn dòng nước tiểu, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là phì đại tuyến tiền liệt;

+ Phẫu thuật bàng quang: Sỏi bàng quang có thể được hình thành sau khi phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật điều trị bệnh tiểu không tự chủ

Tuổi tác và giới tính là yếu tố nguy cơ gây bệnh

Tuổi tác và giới tính là yếu tố nguy cơ gây bệnh

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Sỏi bàng quang có thể không gây ra triệu chứng gì nếu chúng quá nhỏ và tự động rơi ra ngoài khi bạn đi tiểu. Đối với các sỏi bàng quang lớn hơn, các triệu chứng thường gặp là:

+ Đau bụng dưới, đôi khi đau dữ dội, nam giới có thể bị đaudương vật

+ Khó tiểu hoặc tiểu đau

+ Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm

+ Nước tiểu sẫm màu

+ Có máu trong nước tiểu.

Bệnh lý này thường gặp ở nam giới, nhất là độ tuổi trên 50 và ít gặp hơn phụ nữ Tuy nhiên, với những triệu chứng trên thì bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, khi có những triệu chứng bệnh bạn hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật