Bật mí 8 đối tượng nguy cơ cao mắc huyết khối tĩnh mạch

Mặc dù các cục máu đông không phải lúc nào cũng là nguy cơ với sức khỏe nhưngkhi chúng hình thành ở mạch máu làm cản trở dòng máu nuôi dưỡng cơ thể thì lại rất nguy hiểm.

Khoa học đã chứng minh, ai cũng có nguy cơ hình thành cục máu đông nhưng có một số trường hợp, nguy cơ này cao hơn rõ rệt.

Những người thừa cân

Các chuyên gia về sức khỏe tại Mỹ khuyến cáo, nếu bạn béo phì bạn có nguy cơ cao bị cục máu đông hình thành, di chuyển trong tĩnh mạch và có thể gây tình trạng huyết khối tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Bạn càng có chỉ số cơ thể cao hay càng béo phì thì nguy cơ hình thành cục máu đông càng cao. Điều này có nghĩa là sự hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn tỉ lệ thuận với cân nặng hay mức độ thừa cân của một người.

Thêm vào đó, khi đã bị béo phì, sự vận động cơ thể trở nên khó khăn hơn sẽ khiến bạn lười và việc ngồi yên trong một thời gian dài cũng là một nguy cơ khác khiến cục máu đông nguy hiểm hình thành.

Người mắc bệnh viêm ruột dễ có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch.

Người mắc bệnh viêm ruột dễ có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch.

Người hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm hại sức khoẻ vì nhiều lý do và một trong số đó là nguy cơ cao bị huyết khối. Thông thường, người ta nghĩ rằng hút thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến phổi nhưng một số chất có trong thuốc lá thực sự ảnh hưởng và làm tổn thương thành mạch, do đó làm tăng khả năng hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ chết đột ngột do kết dính tiểu cầu giải phóng những chất catecholamines gây ra huyết khối cấp tính và loạn nhịp tim

Phụ nữ mang thai

Ngay cả khi tập luyện thể dục đều đặn khi mang thai thì quá trình này cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cao hình thành huyết khối và có thể kéo dài trong vòng 6 tuần sau sinh. Cứ 1.000 phụ nữ mang thai lại có 2 người bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Nguy cơ này sẽ tăng cao nếu bạn béo phì trên 35 tuổi mang thai sinh đôi có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc bị bệnh phải nằm lâu. Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học Mỹ cho rằng, việc mang thai đặc biệt khi thai nhi càng lớn sẽ làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở khung chậu và cẳng chân khiến dòng máu bị cản trở và gây ra cục máu đông.

Sử dụng thuốc ngừa thai hay liệu pháp hormon thay thế

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, việc sử dụng thuốc tránh thai có thể khiến phụ nữ gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối cao gấp 3-4 lần so với người không dùng. Nguy cơ sẽ gia tăng nếu bạn có thêm các yếu tố khác như béo phì hay sử dụng miếng dán (do nó có chứa nhiều hơn 60% estrogen - một loại hormon nữ so với viên uống). Nam giới sử dụng testosteron - một loại hormon nam cũng có nguy cơ cao bị huyết khối.

Người bị ung thư và mắc bệnh viêm ruột

Các khối u có thể gây phá hủy mô và giải phóng các chất hóa học kích thích hình thành cục máu đông Những loại ung thư ở não đại tràng phổi thận buồng trứng tụydạ dày có tỉ lệ bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi cao nhất. Một số loại hóa trị cũng làm tăng nguy cơ đông máu. Bên cạnh đó, người bị hội chứng ruột kích thích bệnh Crohn viêm loét đại tràng hay các bệnh lý về ruột khác có thể tăng gấp 2-3 lần nguy cơ cục máu đông so với bình thường. Những trường hợp bị chấn thương do tai nạn cũng rất dễ hình thành cục máu đông bên trong cơ thể và gây ra những tình trạng nguy hiểm khác.

Người không vận động trong thời gian dài

Có rất nhiều lý do khiến bạn không thể vận động hay di chuyển trong nhiều giờ, nhiều ngày, chẳng hạn như nằm viện, sau phẫu thuật… TS. Elliott Richard Haut - chuyên gia về huyết khối tĩnh mạch tại Trường Y John Hopkins, Mỹ cho biết, khoảng một nửa DVT (huyết khối tĩnh mạch) và PE (thuyên tắc phổi) xuất hiện ở những bệnh nhân hiện đang ở trong bệnh viện hoặc gần đây đã ở trong bệnh viện và có thể trải qua phẫu thuật hoặc tình trạng bệnh tật nguy hiểm.

Ngoài ra, việc ngồi trong xe ôtô, xe buýt hoặc trên máy bay trong 4 giờ hoặc hơn là một tình huống khác có thể kích hoạt nguy cơ hình thành cục máu đông, đặc biệt nếu bạn không uống đủ nước. Trên thực tế, bất kỳ nghề nghiệp hay công việc nào khiến bạn ít có cơ hội vận động như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài… đều có thể làm gia tăng sự hình thành huyết khối.

Do di truyền

Nếu huyết khối hình thành mà không do một thương tích hay bệnh tật nào thì rất có thể nguyên nhân là do di truyền. Một nghiên cứu đăng trong Tạp chí Hematology, Anh cho biết, khoảng một nửa số người bị DVT tham gia nghiên cứu có liên quan tới yếu tố di truyền do thiếu hụt protein C và protein S cũng như yếu tố di truyền V Leiden (là dạng bệnh lý rối loạn di truyền) dẫn đến tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thể.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Anh cũng cho thấy những người có đột biến di truyền ảnh hưởng đến đông máu thường kết hợp với các đột biến bổ sung làm tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

Người đã có tiền sử bị huyết khối

Những người đã từng có cục máu đông hình thành thì rất có thể sẽ bị tái phát tình trạng này. 1/3 số người có DVT/PE sẽ có một huyết khối khác trong vòng 10 năm do các cục máu đông hình thành xung quanh các van tĩnh mạch có thể làm hỏng nó, trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến hình thành cục máu đông. Nhà cung cấp dịch vụ chống đông máu tại Mỹ Pamela Burgwinkle cho rằng, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy huyết khối tĩnh mạch là một bệnh mạn tính chứ không phải là một giai đoạn cấp tính.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật