Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh

Bệnh giang mai là bệnh gì?

Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể người bệnh trong khoảng thời gian 3 - 4 tuần cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như nổi hạch toàn thân có vết loét trên cơ thể vết loét có thể là hình tròn hay hình bầu dục không có mủ không đau không ngứa và có màu đỏ, không bong vảy. Vết loét thường xuất hiện ở những vị trí tiếp xúc với xoắn khuẩn như âm đạo, môi lớn, môi bé dương vật

Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn gây nên

Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn gây nên

Triệu chứng của giang mai là gì

Thời gian xuất hiện các triệu chứng là từ 10 - 90 ngày kể từ khi xoắn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Bệnh giang mai được chia làm 3 giai đoạn như sau:

- Bệnh giang mai giai đoạn đầu: Trên cơ thể người nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Xuất hiện vết loét tại bộ phận sinh dục như quy đầu môi lớn, môi bé. Đặc điểm của vết loét là màu đỏ, không ngứa, không đau không mủ, có hình tròn hoặc bầu dục, bờ nhẵn, nông, nổi hạch hai bên vùng bẹn, đáy vết loét thâm nhiễm cứng. Triệu chứng này sẽ tự biến mất sau 6 - 8 tuần. Đây không phải là do bệnh tự khỏi mà là vi khuẩn đã đi vào máu.

- Giai đoạn kế tiếp: Xuất hiện các tổn thương trên da như các nốt ban màu hồng, nốt phỏng nước viêm loét ở da và niêm mạc vét sẩn, không đâu cũng không ngứa.

- Giai đoạn cuối: Xoắn khuẩn phát triển phủ tạng như nẵm gan tim gây ra các bệnh khác nhau như: mù Mắt mất trí nhớ gặp các vấn đề về thần kinh, thậm trí có thể gây tử vong

Bệnh giang mai có biểu hiện theo ba giai đoạn

Bệnh giang mai có biểu hiện theo ba giai đoạn

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Giang mai là căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục). Tuy nhiên bệnh cũng có thể lây truyền nếu như bạn dùng chung đồ đạc các nhân của người bệnh như quần áo, chậu thau, bàn chải đánh răng mà trên cơ thể bạn đang có các vết thương hở. Trong đồ đạc cả nhân của người bệnh có thể chứa xoắn khuẩn giang mai. 

Việc tiếp xúc trực tiếp đường máu với người bệnh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh giang mai. Bạn sẽ bị giang mai hỏi thăm nếu như dùng chung kim tiêm hay truyền máu của người đang bị bệnh giang mai.

Chưa có vacxin phòng bệnh hiệu quả

Chưa có vacxin phòng bệnh hiệu quả

Phòng ngừa bệnh giang mai

Hiện nay vẫn chưa vacxin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống. Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn. Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật