Bệnh lao sơ nhiễm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Thế nào là lao sơ nhiễm

Là tập hợp những biểu hiện lâm sàng thể dịch và giải phẫu bệnh khi lần đầu tiên cơ thể bị trực khuẩn lao xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp

Lao sơ nhiễm do trực khuẩn lao xâm nhập qua đường hô hấp

Lao sơ nhiễm do trực khuẩn lao xâm nhập qua đường hô hấp

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng toàn thân: Biếng ăn, sụt cân hay chậm lên cân, đổ mồ hôi lúc ngủ dù khi trời lạnh, sốt kéo dài hay sốt tái đi tái lại. - Các triệu chứng hô hấp thường gặp: ho kéo dài, ho tái đi tái lại thở khò khè khó thở. Các triệu chứng này do sưng các hạch bên trong lồng ngực, làm chèn ép bên trong lồng ngực.

Các triệu chứng ít gặp khác: Hồng ban nút ở da viêm kết mạc phỏng nước ở Mắt tiêu chảy kéo dài, sưng hạch trong ổ bụng, nốt loét ở da...

Lao sơ nhiễm có thể gây ra các biến chứng năng hơn như lao phổi xẹp phổi giãn phế quản hay các dạng bệnh lao nặng hơn như lao màng não lao màng bụng, lao xương lao thận

Nguyên nhân gây lao sơ nhiễm

Lao sơ nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ lúc sinh ra không được tiêm ngừa lao.

Suy giảm sức chống đỡ của cơ thể: các bệnh nhiễm khuẩn nhiễm virus đặc biệt là nhiễm HIV suy dinh dưỡng gây suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương sơ nhiễm bằng ba con đường:

 - Hô hấp: Do hít phải các giọt nước bọt chứa vi khuẩn lao mà người bị lao phổi ho khạc ra.

 - Tiêu hóa: Lây nhiễm do uống phải sữa tươi của bò bị lao vú chưa tiệt trùng hoặc tiệt trùng không đúng cách, hay nuốt phải vi khuẩn lao lẫn trong thức ăn đồ uống khác. 

 - niêm mạc da: Lây nhiễm theo đường này hiếm gặp hơn vi khuẩn lao có thể xâm nhập những vùng da xây xát chảy máu hoặc những vùng niêm mạc mắt, họng bị tổn thương.

Lao sơ nhiễm lây qua đường hô hấp, tiêu hóa và niêm mạc da

Lao sơ nhiễm lây qua đường hô hấp tiêu hóa và niêm mạc da

Phương pháp điều trị

Trong lao sơ nhiễm nếu chỉ chuyển phản ứng da dương tính, không tiêm vacxin phòng ngừa lao, không có dấu hiệu lâm sàng và X-quang lao sơ nhiễm thì có thể dùng thuốc uống Izoniazid để điều trị bệnh.

Trường hợp, có đủ dấu hiệu lâm sàng và X-quang lao sơ nhiễm, chuyển phản ứng thì cần điều trị đặc hiệu theo phác đồ của bác sĩ, kết hợp với thuốc 

Bên cạnh việc điều trị thuốc đặc trị cần thiết phải điều trị triệu chứng. Người bệnh cần đảm bảo dinh dưỡng tốt bao gồm các chất đạm đường, chất béo, các vitaminchất khoáng nhằm khôi phục và nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng

 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật