Cần lập kế hoạch cụ thể để chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi

Với bất cứ căn bệnh nào, cách chăm sóc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục của bệnh nhân. Việc chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi cũng nhằm mục đích đó.

Những câu hỏi để xác định rõ bệnh

1. Bệnh nhân áp-xe phổi có hít phải vật lạ vào phổi trong thời gian gần đây không?

2 Bệnh nhân có mắc bệnh về đường hô hấp trong thời gian gần đây không?

3. Thời gian gần đây có mắc bệnh gì không?

4. Tình trạng mệt mỏi đau đầu, sốt sụt cân... như thế nào?

Xác định bệnh áp-xe phổi qua triệu chứng mệt mỏi, đau đầu

Xác định bệnh áp-xe phổi qua triệu chứng mệt mỏi, đau đầu

5 ho khó thở như thế nào?

6. Số lượng và tính chất của đờm

7. Tình trạng và tính chất của đau ngực

8. Trước đây đã bị như vậy lần nào chưa?

9. Tiến triển của bệnh có nặng lên không?

10. Tình hình sử dụng kháng sinh và hiệu quả của thuốc

Cách chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi

1. Lập kế hoạch chăm sóc

- Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất.

- Buồng bệnh phải yên tĩnh, thoáng mát sạch sẽ.

Người bệnh áp-xe phổi nên ăn thức ăn lỏng

Người bệnh áp-xe phổi nên ăn thức ăn lỏng

- Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.

- Ăn đầy đủ năng lượng, nhiều hoa quả tươi. Thức ăn lỏng, dễ tiêu.

- hạ sốt bằng cách chườm lạnh hoặc dùng thuốc nếu bệnh nhân sốt cao.

- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

- Theo dõi:

+ Mạch, nhiệt độ huyết áp nhịp thở.

+ Theo dõi một số xét nghiệm như: công thức máu tốc độ lắng máu, soi tươi và cấy đờm, chụp phim phổi.

+ Theo dõi tính chất ho.

Tùy từng dạng ho mà có các lưu ý điều trị khác nhau

Tùy từng dạng ho mà có các lưu ý điều trị khác nhau

+ Theo dõi số lượng đờm và tính chất của đờm.

+ Theo dõi lượng nước vào ra, cũng như chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân.

+ Theo dõi cách sử dụng thuốc và đáp ứng điều trị.

2. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Đặc điểm của bệnh nhân áp-xe phổi là tiến triển cấp tính, bệnh có thể lành và không để lại di chứng nếu được chẩn đoán, điều trị và chăm sóc một đúng cách. Bệnh nhân có thể tử vong do những biến chứng áp-xe phổi hoặc do tai biến điều trị.

- Thực hiện chăm sóc cơ bản:

+ Đặt bệnh nhân nằm nghĩ ở tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng về một bên.

+ Động viên, an ủi bệnh nhân để an tâm điều trị.

+ Hướng dẫn cách ho và cách khạc đờm cho bệnh nhân.

+ Ăn uống đầy đủ năng lượng, nhiều sinh tố và cho uống nước ấm.

+ Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân.

Cần giữ vệ sinh răng miệng để tránh ổ nhiễm khuẩn

Cần giữ vệ sinh răng miệng để tránh ổ nhiễm khuẩn

Nếu bệnh nhân ho, cần lưu ý chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi như sau: Nằm đầu cao, nghiêng về một bên, cho bệnh uống nhiều nước ấm, làm ấm và ẩm không khí để cho bệnh nhân dễ thở, các biện pháp trên có tác dụng làm long đờm và bệnh nhân dễ khạc ra.

- Theo dõi:

+ Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt huyết áp nhịp thở.

+ Tình trạng ho.

+ Tình trạng đau ngực.

+ Số lượng và tính chất của đờm.

+ Tình trạng sử dụng thuốc và biến chứng do thuốc gây ra.

+ Tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật