Cha mẹ nên đặc biệt lưu ý hiện tượng sốc phản vệ ở trẻ em

Sốc phản vệ ở trẻ em là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ, tuy không gây tử vong ở mức độ cao những cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị sốc phản vệ.

Sốc phản vệ ở trẻ em

Trẻ em thường bị sốc phản vệ sau khi tiêm phòng khi đó cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine và các hóa chất khác với số lượng lớn chỉ trong vài phút khiến trẻ bị sốc. Hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi đe dọa đến tính mạng trẻ.

Sốc phản vệ ở trẻ em thường xảy ra sau khi tiêm phòng

Sốc phản vệ ở trẻ em thường xảy ra sau khi tiêm phòng

Nguyên nhân gây sốc phản vệ ở trẻ em

Trẻ bị dị ứng với một số nhóm thực phẩm như đậu phộng các loại hạt trứng sữa

+ Trẻ bị dị ứng với thuốc kháng sinh.

+ Trẻ bị các loại côn trùng như ong bắp cày, ong vò vẽ, kiến lửa... đốt cũng gây tình trạng sốc phản vệ.

dị ứng với cao su y tế.

dị ứng với các chất bảo quản và phẩm màu thực phẩm

+ Trẻ dị ứng với một số loại vacxin

Nguyên nhân có thể do trẻ dị ứng với thuốc kháng sinh

Nguyên nhân có thể do trẻ dị ứng với thuốc kháng sinh

Triệu chứng sốc phản vệ ở trẻ em

Sốc phản vệ thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm với các triệu chứng như kích thích, vật vã mẩn ngứa ban đỏ, mề đay, phù Quincke, mạch nhanh nhỏ khó bắt huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở nghẹt thở, đau quặn bụng, tiểu/đại tiện không tự chủ đau đầu chóng mặt đôi khi hôn mê; choáng váng vật vã, giãy giụa co giật đổ mồ hôi

 

Cách phòng tránh sốc phản vệ ở trẻ

+ Với những nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như đỗ, lạc, các loại hạt, nên cân nhắc khi cho trẻ ăn bằng cách cho trẻ dùng một lượng nhỏ để thử phản ứng của trẻ.

+ Bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các loại côn trùng như ong, kiến... tránh cho trẻ sử dụng các chất có sử dụng màu thực phẩm chất bảo quản.

+ Thử phản ứng của trẻ trước khi cho trẻ uống hay tiêm kháng sinh bằng cách chích một lượng nhỏ thuốc lên tay bé, nếu thấy vùng bị chích sưng và nổi mẩn đỏ thì không nên cho bé dùng.

Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm gây dị ứng như đậu phộng, đỗ

Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm gây dị ứng như đậu phộng, đỗ

Lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ

+ Không cho trẻ đang bị sốt cảm cúm trẻ vừa ốm dậy tiêm vacxin

+ Cho trẻ ăn mặc đơn giản, tránh ủ ấm hay mặc nhiều lớp áo để việc thao tác tiêm được nhanh và chính xác.

+ Không cho trẻ ăn/bú quá no hoặc để trẻ quá đói khi tiêm.

+ Thông báo cho bác sĩ nếu bé có tiền sử bị sốc phản vệ ở những lần tiêm trước đó để có hướng điều trị thích hợp.

+ Theo dõi trẻ trong 30 phút sau khi tiêm tại cơ sở y tế nếu xảy ra sốc phản vệ còn có thể ứng phó kịp thời, chườm mát vết tiêm cho bé.

Trên đây là những thông tin về sốc phản vệ ở trẻ em mà cha mẹ nên lưu ý. Khi nhận thấy bé có những biểu hiện của sốc phản vệ cha mẹ cần bình tĩnh, cố gắng duy trì nhịp thở của con đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện một cách nhanh nhất để được chăm sóc và theo dõi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật