Đau mắt đỏ là sao- Triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau Mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc Nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn virus hoặc phản ứng dị ứng Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt, nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực.

Đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi mắc bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc

Nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ

Gonococci và Chlamydia cũng có thể gây ra đau mắt đỏ do vi khuẩn. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn xảy ra nhanh chóng.

Triệu chứng khi đau mắt đỏ

- Đau rát mắt

- Sưng mắt

- Ngứa mắt

- Mắt đỏ

- Mắt chảy ghèn

- Sưng các hạch bạch huyết ở trước tai.

Điều trị đau mắt đỏ

Bạn phải ngưng sử dụng kính áp tròng và thay bằng kính gọng cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất hoàn toàn. Hãy nhớ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hộp đựng kính và kính

Ghèn thường tích tụ ở mắt trong lúc ngủ và đặc biệt nếu người bệnh là trẻ nhỏ, bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vì lớp ghèn làm dính chặt mắt lại. Do vậy, bạn hãy dùng khăn tắm nhúng nước ấm chùi nhẹ quanh vùng mắt bé để loại bỏ bớt ghèn

Sử dụng băng gạc vệ sinh mắt rất dễ lây bệnh từ mắt này sang mắt kia. Vì thế, bạn nên sử dụng hai miếng gạc cho mỗi mắt và chỉ dùng một lần duy nhất

Khi vệ sinh mắt, bạn hãy lau từ khu vực trong ra phía bên ngoài. Đồng thời sử dụng một bề mặt gạc cho mỗi lần lau để ghèn mắt không bị sót lại trên mắt

Không dùng chung khăn mặt với người khác khi bị đau mắt đỏ

Không dùng chung khăn mặt với người khác khi bị đau mắt đỏ

Nếu sử dụng khăn giấy hoặc giấy lau, bạn phải dọn dẹp giấy rác sạch sẽ và không vứt bừa bãi

Nếu dùng khăn để làm sạch mắt, bạn hãy giặt chúng ngay sau khi dùng để không ai tiếp xúc hoặc sử dụng chúng. Sau khi lau mắt, hãy nhớ rửa tay để tránh bệnh lan sang mắt bên cạnh

Không nên đi học hoặc đi làm cho đến khi nào bệnh tình cải thiện

Nếu bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra, người bệnh có thể đi học hoặc làm việc sau khi được điều trị 24 giờ với thuốc kháng sinh và các triệu chứng sau đó đang từ từ được cải thiện. 

Tthuốc có thể bao gồm thuốc nhỏ mắtthuốc mỡ bôi vùng quanh mắt.

Đối với bệnh đau mắt đỏ liên quan đến dị ứng thuốc kháng histamine như Loratadine (Claritin) hoặc Cetirizine (Zyrtec) có thể giúp làm dịu các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bạn không được dùng thuốc kháng histamine cho trẻ em nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Bạn không nên sử dụng thuốc được kê toa hoặc toa thuốc cũ cho người khác

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật