Đề phòng cảnh giác với nhiễm độc tai không hồi phục

Nhiễm độc tai trong là hiện tượng tổn thương hàng loạt các bộ phận của tai trong như thần kinh thính giác, ốc tai, tiền đình, ống bán khuyên, thạch nhĩ của tai trong do hóa chất, thuốc, độc tố của vi khuẩn, virut. Đây là loại nhiễm độc rất nguy hiểm, có thể gây điếc không hồi phục nên biện pháp phòng tránh được đặt lên hàng đầu.

Độc tố là nguyên nhân chính gây nhiễm độc tai trong

Các độc tố tác động lên tai trong, phá hủy cấu trúc của thần kinh và hệ thống thăng bằng gây ra nghe kém (thể tiếp nhận), mất thăng bằng ù tai chóng mặt Các tổn thương này ở mức độ khác nhau tùy theo chất gây nhiễm độc và mức độ nhạy cảm của từng cá thể.

Hơn 100 loại thuốc gây ra ngộ độc tai trong, bao gồm nhóm aminoglycoside và thuốc kháng sinh khác muối của platin, salicylat, quinin thuốc lợi tiểu vòng lặp hoặc do nhiễm độc rượu thuốccholesterol máu cao acid uric máu cao, ure máu cao, đường máu cao, do vỡ mạch, co thắt mạch máu tai trong, do dị ứng

Tổn thương thần kinh do viêm màng não, giang mai, do virut (zona), do u thần kinh... Tổn thương trung tâm thính giác ở vỏ não do u não áp-xe não, thương tổn não ở vùng nhân tiếp nhận âm thanh, ở vỏ não.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm độc ốc tai như bệnh nhân cao tuổi, những người có suy thận những người có vấn đề về thính giác tồn tại từ trước, những người có tiền sử gia đình có người bị nhiễm độc. Nhiễm độc tai trong thường tổn thương ở cả hai bên, không có khả năng hồi phục.

Các dấu hiệu nhận biết nhiễm độc tai trong

Biểu hiện nhiễm độc tai trong cấp tính do thuốc là dấu hiệu ù tai, chóng mặt và nghe kém xuất hiện. Thời gian khởi phát thường không thể đoán trước, nghe kém có thể xảy ra ngay cả sau khi dùng một liều duy nhất. Ngoài ra, nghe kém có thể không biểu hiện cho đến khi một vài tuần hoặc vài tháng sau khi kết thúc điều trị thuốc. Giai đoạn đầu nghe kém ở tần số cao (>4.000Hz). Nghe kém tiến triển nặng dần rồi xuất hiện ở cả tần số thấp và có thể điếc hoàn toàn.

Điều trị ngộ độc tai

Để điều trị bệnh, cần ngừng ngay thuốc hoặc hóa chất đang sử dụng nếu phát hiện có biểu hiện của ngộ độc cho tai. Cách khắc phục duy nhất đối với những trường hợp bị nhiễm độc tai là sử dụng máy nghe hoặc cấy điện cực ốc tai nên việc phòng chống là cần thiết. Biện pháp phòng chống chính là cân nhắc các rủi ro đối với người sử dụng aminoglycoside.

Xác định người có nguy cơ cao và chọn kháng sinh thay thế. Theo dõi bệnh nhân đến 6 tháng sau khi ngưng điều trị. Đánh giá nồng độ thuốc trong huyết thanh và chức năng thận trước, trong và sau khi điều trị. Đo thính lực trước khi điều trị. 

ThS.Phạm Bích Đào

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật