Loạn thị là bệnh gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục khi bị loạn thị

Loạn thị là bệnh gì?

Loạn thị là tình trạng sức khỏe nhẹ thường gặp, xảy ra khi mặt trước mắt (giác mạc) hoặc thủy tinh thể có độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác. Tuy nhiên, loạn thị có thể gây mờ mắt.

Triệu chứng thường gặp

- Mờ mắt hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó

- Mỏi mắt

- Nhức đầu.

Loạn thị do sinh ra hoặc do chấn thương gây ra

Loạn thị do sinh ra hoặc do chấn thương gây ra

Nguyên nhân gây bệnh loạn thị

Loạn thị là một tật khúc xạ xảy ra khi độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đồng đều và trơn láng. Bệnh có thể xuất hiện từ khi mới sinh ra hoặc sau một chấn thương mắt, bệnh lý nào đó hoặc phẫu thuật.

Loạn thị không phải do đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, ngồi quá gần với ti vi hay nheo mắt và cũng không nặng lên vì những việc đó.

Loạn thị có thể kết hợp với các tật khúc xạ khác, bao gồm:

- Cận thị: giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường, dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở xa

- Viễn thị: Giác mạc cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường và dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở gần.

Khắc phục loạn thị

Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác, bằng cách chớp mắt, nhìn vào cây cối hoa lá hoặc bất cứ thứ gì ở bên ngoài

Làm việc ở nơi có ánh sáng tốt

Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật