Lưu ý cho bạn một số cách đối phó bệnh ưa chảy máu

Hiện nay bệnh ưa chảy máu chưa có thuốc điều trị chữa tận gốc, thông thường người bệnh sẽ sống chung với bệnh suốt đời. Thậm chí với trẻ em nếu không điều trị kịp thời sẽ rất có thể tử vong sớm trước 13 tuổi. Để việc chăm sóc người bệnh tốt hơn bạn nên lưu ý một số cách đối phó bệnh ưa chảy máu dưới đây.

Một số cách đối phó bệnh ưa chảy máu

Khi bị phát hiện mắc bệnh ưa chảy máu, bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lí kiên nhẫn để sống chung với bệnh. Trong các trường hợp có tổn thương lớn, chảy máu nhiều, nên nghĩ ngay tới biện pháp cấp cứu để không xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Cách đối phó bệnh ưa chảy máu như thế nào?

Cách đối phó bệnh ưa chảy máu như thế nào?

Có thể nói, để đối phó với bệnh ưa chảy máu, có hai hướng giải quyết như sau:

+ Biện pháp cấp cứu: Phải truyền máu khi tai nạn có tổn thương lớn trên cơ thể, có nguy cơ xuất huyết hay khi bệnh nhân ưa chảy máu nhận thấy đau khớp hay gặp khó khăn trong cử động trong trường hợp tràn máu khớp.

+ Biện pháp dự phòng được áp dụng từ 10 năm qua. Sau khi xét nghiệm máu nếu xác định là có bệnh ưa chảy máu, bệnh nhân được tiêm 1-3 lần/tuần yếu tố đông máu để đảm bảo máu có đủ lượng cần thiết.

Tuy nhiên, trong trường hợp rủi ro bị tai nạn chảy máu cần tiêm cấp cứu yếu tố đông máu. Với biện pháp dự phòng, trẻ bị bệnh ưa chảy máu có thể có được hệ xương khớp bình thường khi trưởng thành. 

Áp dụng biện pháp cấp cứu nếu như có tổn thương lớn trên cơ thể

Áp dụng biện pháp cấp cứu nếu như có tổn thương lớn trên cơ thể

Biện pháp dự phòng có thể bắt đầu lúc trẻ 18 tháng tuổi hoặc sau lần thứ 2, thứ 3 bị tràn máu khớp. Đến khi trưởng thành (ít bị té ngã, ít bị đứt tay, rách da), có thể giảm số lần tiêm dự phòng hoặc chỉ tiêm khi bị xuất huyết.

Cũng như đối với mọi phương thức điều trị khác, điều trị bệnh ưa chảy máu lâu ngày có thể xuất hiện những kháng thể chống lại yếu tố điều trị. Đó là vấn đề đồng miễn dịch.

Bệnh nhân lưu ý cần tránh dùng aspirin và các dược phẩmaspirin tránh đo thân nhiệt qua hậu môn và tránh tiêm vào cơ bắp (chích thịt, tiêm bắp).

Bên cạnh đó, với bệnh máu khó đông ở trẻ em, khi trẻ bị những vết đứt hoặc vết xước nhỏ bạn có thể sơ cứu cho trẻ. Việc sơ cứu bằng cách, sử dụng băng ép để cầm máu với những vùng xuất huyết nhỏ dưới da, có thể chườm đá.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật